Cách nào cho thừa kế đất song con cháu 'muôn đời không thể bán'?

Bố mẹ anh Đức Hiệp đã mất, có di chúc cho ba con một mảnh đất khá lớn song yêu cầu chỉ được dùng làm nơi thờ cúng tổ tiên.

Ba anh em anh Hiệp nhất trí với ý nguyện này, vì đều đã có nhà đất riêng. Với trọng trách con cả, anh phân vân, để các con, cháu đời sau cũng làm theo di nguyện này và mảnh đất sẽ "còn mãi", không ai có thể bán thì cần làm thủ tục, giấy tờ gì lúc này?

Với thắc mắc của anh Hiệp, luật sư Phạm Thanh Bình (Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội) cho hay khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, nếu lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý. Nếu tất cả người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Luật sư Bình cho hay di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc sẽ không chia mà giao cho một người quản lý. Nếu di chúc của cha mẹ anh Hiệp không chỉ định người quản lý di sản nhà đất này thì những người thừa kế, tức anh Hiệp và hai em, cần thỏa thuận với nhau để giao cho một người thừa kế trông coi, sử dụng.

Người quản lý không được sử dụng vào mục đích của riêng, không có quyền định đoạt. Trường hợp người đang quản lý di sản không có điều kiện để tiếp tục quản lý di sản đó, anh em anh Hiệp cần thỏa thuận giao cho người khác quản lý.

Theo khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự: Trường hợp tất cả người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó, trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Với quy định trên, di sản thờ cúng chỉ tồn tại khi người được thừa kế theo di chúc còn sống và sẽ chấm dứt công năng thờ cúng khi người thừa kế cuối cùng theo di chúc chết.

Theo luật sư, ba anh em anh Hiệp muốn để lại di chúc cho người khác với yêu cầu tiếp tục dùng vào việc thờ cúng là việc "không thể thực hiện được", vì không phải là chủ sở hữu. Tài sản nhà đất đó không nằm trong khối di sản của họ nên không thể tự định đoạt.

Do đó, nếu muốn con cháu tiếp tục quản lý di sản thờ cúng, gia đình anh Hiệp chỉ có thể yêu cầu tôn trọng di nguyện của ông bà, bố mẹ để tiếp tục thực hiện việc quản lý, dùng di sản vào mục đích thờ cúng.
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc về lienhe@mylaw.vn
Các luật sư được đề xuất
Nguyễn Đắc Thực
Nguyễn Đắc Thực

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0972 805 588
Nguyễn Thiều Dương
Nguyễn Thiều Dương

13 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0912 666 699
Đặng Văn Cường
Đặng Văn Cường

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0977 999 896
Nguyễn Văn Đồng
Nguyễn Văn Đồng

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0988 546 877
Nguyễn Tiến Hùng
Nguyễn Tiến Hùng

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0986 773 773
Phạm Thị Nguyệt Tú
Phạm Thị Nguyệt Tú

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0976 085 206
Câu hỏi cùng chủ đề
Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản