Các Trường Hợp Cần Công Văn Nhập Cảnh

Sử dụng công văn nhập cảnh vào Việt Nam không còn là thủ tục pháp lý xa lạ đối với người nước ngoài có mong muốn được làm việc, công tác, thăm thân, du lịch ở Việt Nam. Trên thực tế, khái niệm công văn nhập cảnh và thị thực (Visa) vẫn thường xuyên bị hiểu nhầm mặc dù chúng khác nhau hoàn toàn về mục đích sử dụng. Thông qua bài viết này, Mylaw sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh, giúp quý khách hàng có thể bổ sung những thông tin quan trọng trong quá trình làm thủ tục như điều kiện nhập cảnh, nội dung hồ sơ, thời gian xử lý và mức phí cần thanh toán. Hi vọng những thông tin này có thể giúp cho quý khách hàng hoàn thiện thủ tục một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. Xin mời quý bạn đọc tham khảo !

Công Văn Nhập Cảnh Là Gì?

Công văn nhập cảnh (còn được gọi là Công văn chấp thuận nhập cảnh) là được xem là một loại giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công An, cho phép người nước ngoài có tên trên công văn lấy visa thương mại và nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc.

Cần phân biệt về mục đích sử dụng giữa công văn nhập cảnh và thị thực (Visa). Theo quy định pháp luật, công văn nhập cảnh không phải là Visa. Đây chỉ là một giấy phép, văn bản chấp thuận để Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam cấp Visa nhập cảnh vào Việt Nam cho người nước ngoài.

Đối tượng được áp dụng công văn nhập cảnh

Theo quy định Việt Nam, không phải người nước ngoài nào cũng được cấp công văn nhập cảnh. Để được cấp công văn nhập cảnh, người nước ngoài cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:

- Được một công ty hoặc tổ chức đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam bảo lãnh sang Việt Nam để làm việc, công tác…hoặc được công dân Việt Nam bảo lãnh.

- Không thuộc một trong các trường hợp chưa cho phép nhập cảnh vào Việt Nam được quy định tại Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

- Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.

- Không thuộc các trường hợp được miễn Visa và không thuộc các trường hợp được cấp thị thực điện tử (E-Visa) Việt Nam.

Các Trường Hợp Cần Công Văn Nhập Cảnh

Công văn nhập cảnh cho mục đích du lịch

Đây là loại giấy tờ mà người nước ngoài cần phải có trước khi xin cấp Visa du lịch Việt Nam. Công văn nhập cảnh cho mục đích du lịch chỉ được sử dụng để đi du lịch, nghỉ dưỡng ở Việt Nam mà không thể thực hiện các công việc khác như làm việc, công tác…tại đây. Đối với loại công văn này, trách nhiệm bảo lãnh thuộc về công ty du lịch mà người nước ngoài đã đăng ký sử dụng dịch vụ du lịch ở Việt Nam.

Công văn nhập cảnh cho mục đích công tác hoặc làm việc

Loại giấy tờ này dành cho người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc, công tác, tham gia các sự kiện… trong một thời gian ngắn do công ty, tổ chức có tư cách pháp nhân hợp pháp tại Việt Nam bảo lãnh.

Công văn nhập cảnh cho mục đích thăm thân

Được sử dụng dành cho người nước ngoài là bố, mẹ, vợ, chồng, con của người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đã được cấp công văn nhập cảnh cho mục đích công tác, làm việc. Trách nhiệm bảo lãnh của công văn nhập cảnh cho mục đích thăm thân thuộc về công ty, tổ chức đã bảo lãnh cho người nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.

Điều Kiện Và Hồ Sơ Cần Chuẩn Bị Khi Xin Công Văn Nhập Cảnh

Yêu cầu đối với cá nhân xin công văn nhập cảnh

Để thực hiện thủ tục xin công văn nhập cảnh vào Việt Nam, cá nhân là người đại diện hoặc người ủy quyền của doanh nghiệp, tổ chức hoặc người bảo lãnh là công dân Việt Nam cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:

  • Hộ chiếu của người nộp hồ sơ còn thời hạn sử dụng.
  • Có các loại giấy tờ chứng minh mối quan hệ nhân thân đối với trường hợp công dân Việt Nam bảo lãnh người thân là người nước ngoài hoặc người nước ngoài đang làm việc, công tác ở Việt Nam muốn bảo lãnh người thân của mình.
  • Cung cấp thông tin cá nhân và mục đích nhập cảnh đầy đủ, chính xác.
  • Có khả năng thanh toán phí công văn nhập cảnh.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Mỗi loại công văn nhập cảnh có mục đích sử dụng khác nhau thì những giấy tờ, tài liệu cần cung cấp khi nộp hồ sơ cũng sẽ khác nhau. Do đó, quý khách hàng cần xác định rõ mục đích sử dụng công văn nhập cảnh của mình là gì để chuẩn bị hồ sơ cho phù hợp nhất. Sau đây, Mylaw sẽ liệt kê cho quý khách hàng một số giấy tờ mà quý khách hàng cần phải chuẩn bị trước khi nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

  • Hộ chiếu của người nước ngoài còn thời hạn ít nhất 06 tháng và trống 01 trang trắng.
  • Mẫu Công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài (Form NA2).
  • Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh.
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền của người nộp hồ sơ là đại diện công ty, tổ chức.
  • Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người nộp hồ sơ còn giá trị sử dụng.

Hồ sơ xin công văn nhập cảnh mục đích công tác, làm việc và mục đích du lịch: Ngoài 05 loại giấy tờ của hồ sơ chung, quý khách hàng cần chuẩn bị 02 các giấy tờ dưới đây:

  • Mẫu đơn giới thiệu mẫu chữ ký và con dấu của công ty, tổ chức bảo lãnh (Form NA16).
  • Bản sao công chứng Giấy đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức.

Hồ sơ xin cấp công văn nhập cảnh mục đích thăm thân: Ngoài 05 loại giấy tờ của hồ sơ chung, 02 loại giấy tờ của công ty, tổ chức như hồ sơ trên, quý khách hàng cần cung cấp các giấy tờ chứng minh mối quan hệ nhân thân: Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn…giữa người nước ngoài với người thân là người nước ngoài của họ.

Hồ sơ đối với trường hợp công dân Việt Nam bảo lãnh người nước ngoài:

  • Hộ chiếu của công dân Việt Nam.
  • Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của công dân Việt Nam.
  • Tờ khai đề nghị cấp công văn nhập cảnh theo diện thân nhân là người Việt Nam thực hiện bảo lãnh (NA3).
  • Hộ khẩu/CT07 của công dân Việt Nam.
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ nhân thân: Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn…giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

Đơn vị bảo lãnh tại Việt Nam

Người nước ngoài muốn sở hữu công văn nhập cảnh Việt Nam cần phải có sự bảo lãnh từ công ty, tổ chức hoặc từ người thân của họ là công dân Việt Nam. Nội dung sau Mylaw sẽ cung cấp thông tin về các đơn vị bảo lãnh cho người nước ngoài tại Việt Nam, giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về các đơn vị bảo lãnh. Cụ thể như sau:

Đối với sự bảo lãnh từ công ty, tổ chức

- Công ty, tổ chức phải có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

- Gồm: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty Nhà nước, công ty có 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, công ty du lịch đang hoạt động tại Việt Nam.

- Trong trường hợp xin cấp công văn nhập cảnh thăm thân dành cho người nước ngoài là người thân của người nước ngoài đã được công ty, tổ chức bảo lãnh nhập cảnh vào Việt Nam để công tác, làm việc thì trách nhiệm bảo lãnh sẽ thuộc về công ty, tổ chức bảo lãnh.

Đối với sự bảo lãnh từ công dân Việt Nam: Phải có các giấy tờ chứng minh mối quan hệ nhân thân giữa người Việt Nam và người nước ngoài.

Quy Trình Xin Công Văn Nhập Cảnh

Để quý khách hàng có thể xin công văn nhập cảnh thành công ngay từ lần nộp hồ sơ đầu tiên, Mylaw sẽ hướng dẫn chi tiết trình tự thủ tục nộp hồ sơ để quý khách hàng có thể thực hiện một cách nhanh nhất. Bao gồm 04 bước như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục Xuất nhập cảnh có địa chỉ ở Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bước 3: Thanh toán chi phí.

- Bước 4: Nhận kết quả và xử lý thủ tục tiếp theo tại cửa khẩu.

Thời Gian Và Chi Phí Xin Công Văn Nhập Cảnh

Thời gian xử lý hồ sơ công văn nhập cảnh

Thời gian để Cục Xuất nhập cảnh Việt Nam xử lý hồ sơ thường kéo dài từ 05 – 07 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế lại mất nhiều thời gian hơn phụ thuộc vào số lượng hồ sơ xin cấp công văn nhập cảnh mỗi đợt và quá trình xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chi phí xin công văn nhập cảnh

Thông thường, công văn nhập cảnh được cấp miễn phí. Tuy nhiên, sau khi nhận được công văn nhập cảnh, người nước ngoài cần phải chi trả lệ phí thị thực (Visa) bởi vì sau khi hoàn tất thủ tục xin cấp thị thực thì mới được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Bao gồm 02 mức phí như sau:

- Visa loại 1 lần: 25 USD/thị thực.

- Visa loại nhiều lần: 50 USD/thị thực.

Lưu Ý Khi Xin Công Văn Nhập Cảnh

Quy định về thời hạn công văn và thời gian lưu trú

Theo quy định pháp luật hiện nay, thời hạn tối đa để sử dụng công văn nhập cảnh Việt Nam là 03 tháng. Bên cạnh đó, công văn nhập cảnh không thể gia hạn thêm thời gian bởi vì đây chỉ là văn bản chấp thuận giúp cho người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam để xin cấp thị thực (Visa). Tuy nhiên, người nước ngoài có thể xin gia hạn thời gian sử dụng thị thực (Visa) của mình nếu có nhu cầu muốn ở lại Việt Nam lâu hơn.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Công Văn Nhập Cảnh

Công văn nhập cảnh có áp dụng với tất cả các quốc gia không?

Hiện nay, không phải người nước ngoài nào cũng cần phải sở hữu công văn nhập cảnh Việt Nam. Theo quy định pháp luật, có 03 trường hợp mà người nước ngoài không cần phải xin công văn nhập cảnh, bao gồm:

- Người nước ngoài có một trong các loại giấy tờ như: Visa Việt Nam còn thời hạn, thẻ tạm trú và thẻ thường trú tại Việt Nam còn thời hạn, giấy miễn thị thực 05 năm còn thời hạn, thẻ APEC còn hiệu lực mà Việt Nam có thể nhập cảnh để làm việc.

- Được hưởng diện miễn thị thực đơn phương hoặc song song.

- Nhập cảnh bằng thị thực điện tử (E-Visa).

Như vậy, không phải người nước ngoài đến từ tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải xin công văn nhập cảnh Việt Nam mà còn phụ thuộc vào các điều kiện nhập cảnh khác của họ.

Có thể gia hạn công văn nhập cảnh sau khi đến Việt Nam không?

Việc gia hạn công văn nhập cảnh sau khi đến Việt Nam là một điều không thể. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam chưa quy định việc có thể gia hạn công văn nhập cảnh như gia hạn thị thực (Visa). Tuy nhiên, người nước ngoài có thể chủ động xin gia hạn Visa của mình nếu muốn ở lại Việt Nam nhiều thời gian hơn.

Công văn nhập cảnh có giá trị tại tất cả các cửa khẩu không?

Khi được cấp Công văn nhập cảnh, trên công văn sẽ có thông tin về địa điểm nhận thị thực (Visa) Việt Nam. Nơi đó có thể là ở Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài hoặc tại sân bay quốc tế ở Việt Nam. Như vậy, công văn nhập cảnh không có giá trị tại tất cả các cửa khẩu trên cả nước mà chỉ được sử dụng để nhận thị thực (Visa) tại các địa điểm được quy định trên công văn.

Dịch vụ làm công văn nhập cảnh

Làm công văn nhập cảnh là một thủ tục được nhiều cơ quan, tổ chức tại Việt Nam sử dụng trong thời gian gần đây. Trên thực tế, hầu hết người nước ngoài không thuộc diện được miễn công văn nhập cảnh muốn nhập cảnh vào Việt Nam để công tác, làm việc, du lịch, thăm thân đều phải thực hiện thủ tục này. Tại Mylaw, chúng tôi cung cấp cho quý khách hàng một dịch vụ làm công văn nhập cảnh toàn diện và nhanh chóng. Với nhiều năm kinh nghiệm thực hiện dịch vụ làm công văn nhập cảnh, chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho quý khách hàng những trải nghiệm như sau:

  • Hỗ trợ toàn diện trong quá trình thực hiện thủ tục và chăm sóc khách hàng sau khi hoàn thành dịch vụ.
  • Mức chi phí ưu đãi, đa dạng, không phát sinh thêm.
  • Đội ngũ thực hiện dịch vụ là các Luật sư, chuyên viên pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm, thành thạo thực hiện thủ tục xin cấp công văn nhập cảnh.
  • Thời gian nhận kết quả nhanh chóng, chỉ từ 05 – 07 ngày làm việc.

Như vậy, Mylaw đã cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục xin cấp công văn nhập cảnh dành cho người nước ngoài muốn được làm việc, công tác, du lịch, thăm thân ở Việt Nam. Thông qua bài viết này, chúng tôi hi vọng quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về quy trình xin cấp công văn nhập cảnh, nắm được các nội dung về điều kiện, hồ sơ cũng như thời hạn sử dụng của nó. Với sự hỗ toàn diện khi sử dụng dịch vụ xin cấp công văn nhập cảnh tại Mylaw, chúng tôi đảm bảo sẽ khiến quý khách hàng hài lòng với kết quả hồ sơ mà đội ngũ chuyên viên của chúng tôi mang lại, giúp chuyến hành trình đến Việt Nam của quý khách hàng được diễn ra dễ dàng và trọn vẹn hơn. Hãy liên hệ Mylaw để được cung cấp thông tin về dịch vụ xin cấp công văn nhập cảnh nhanh chóng nhất ! 

Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản