- Bạn là Luật Sư, Hãy tạo hồ sơ và trả lời các câu hỏi giúp ích cho cộng đồng

- Bạn có câu hỏi hãy đăng ký tài khoản để hỏi các vụ việc đang vướng mắc.

Đơn tố cáo nặc danh, gửi nhiều nơi sẽ không được xử lý

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không xử lý với những đơn tố cáo gửi tới nhiều địa chỉ và đơn nặc danh. Thanh tra Chính phủ vừa công bố những điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tố cáo 2018, có hiệu lực từ 1/12019.

Theo đó, người dân được bảo đảm bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác khi tố cáo; được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo...

Người tố cáo có nghĩa vụ: cung cấp thông tin cá nhân; trình bày trung thực về nội dung tố cáo; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình; hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu; bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Với đơn tố cáo được gửi đến nhiều nơi, trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý. Theo Thanh tra Chính phủ, quy định này nhằm tránh tình trạng người tố cáo gửi đơn tố cáo tràn lan, vượt cấp, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả trong việc xử lý với tố cáo không thuộc thẩm quyền.

Với tố cáo nặc danh, mạo danh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý. Nếu nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Người tố cáo được bảo vệ thế nào?

Nhằm bảo vệ, khuyến khích, động viên người dân dũng cảm đấu tranh chống lại các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật, giúp các cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật..., luật quy định bảo vệ người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo.

Phạm vi bảo vệ, bao gồm: bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.

Trách nhiệm bảo vệ thuộc về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Bên cạnh đó, các cơ quan khác, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo và những người thân thích của họ. Đó là cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo; cơ quan công an; cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức, lao động; ủy ban nhân dân các cấp, công đoàn các cấp...
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc liên hệ lienhe@mylaw.vn
Bạn cần tư vấn điều gì?

Hãy Đăng nhập để đặt câu hỏi. Nếu chưa có tài khoản, Hãy Đăng ký để gửi câu hỏi.

Bảng xếp hạng
Chu Bá Thực

Chu Bá Thực

200 điểm
Các luật sư được đề xuất
Lê Thị Thu Hương

PRO

Lê Thị Thu Hương

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

Vy Văn Minh

PRO

Vy Văn Minh

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

Nguyễn Văn Nam

PRO

Nguyễn Văn Nam

13 năm kinh nghiệm

Hồ Chí Minh

Nguyễn Ánh Tâm

PRO

Nguyễn Ánh Tâm

15 năm kinh nghiệm

Hồ Chí Minh

Nguyễn Thanh Tùng

PRO

Nguyễn Thanh Tùng

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản