- Bạn là Luật Sư, Hãy tạo hồ sơ và trả lời các câu hỏi giúp ích cho cộng đồng

- Bạn có câu hỏi hãy đăng ký tài khoản để hỏi các vụ việc đang vướng mắc.

Mua đồ trộm cắp bao nhiêu tiền sẽ bị coi là tiêu thụ của gian?

Nếu bạn mua bất kỳ tài sản nào do người khác phạm tội mà có đều sẽ đối mặt với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, giá trị vật đó chỉ là tình tiết để xem xét mức độ nặng, nhẹ khi định tội.

Điều 250 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến 7 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp ;

c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

d) Thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

b) Thu lợi bất chính rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này”.

Theo hướng dẫn bởi Điều 1, 2 và Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội Rửa tiền thì:

“ 1. Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua)”.

2. “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội”.

Theo đó, tài sản do phạm tội mà có ở đây là bất kể đồ vật có giá trị vật chất (kể cả các loại giấy tờ có giá trị) được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của con người, không phụ thuộc tài sản giá trị bao nhiêu. Giá trị tài sản nhỏ, lớn, rất lớn … là tình tiết để áp dụng các khung hình phạt khác nhau cho người phạm tội.
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc liên hệ lienhe@mylaw.vn
Bạn cần tư vấn điều gì?

Hãy Đăng nhập để đặt câu hỏi. Nếu chưa có tài khoản, Hãy Đăng ký để gửi câu hỏi.

Bảng xếp hạng
Chu Bá Thực

Chu Bá Thực

200 điểm
Các luật sư được đề xuất
Nguyễn Văn Nam

PRO

Nguyễn Văn Nam

13 năm kinh nghiệm

Hồ Chí Minh

Vy Văn Minh

PRO

Vy Văn Minh

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

Nguyễn Ánh Tâm

PRO

Nguyễn Ánh Tâm

15 năm kinh nghiệm

Hồ Chí Minh

Nguyễn Thanh Tùng

PRO

Nguyễn Thanh Tùng

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

Lê Thị Thu Hương

PRO

Lê Thị Thu Hương

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản