Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
“a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này”.
Điểm b khoản 1 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội là 40.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 66 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) quy định: Trưởng Công an cấp huyện có quyền:
“a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, k Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b, c, d, e Khoản 3 Điều 3 Nghị định này”.
Khoản 2 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội. Thẩm quyền này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
2. Đối chiếu với trường hợp vi phạm của Hồ Công A, Hồ Công A thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Theo khoản 4 và khoản 8 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì:
“4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) …………
d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;
………………
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;…”
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, hành vi vi phạm của Hồ Công A sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với hành vi vi phạm của A (được quy định tại điểm d khoản 4 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) là 10.000.000 đồng. Mức phạt này đã vượt quá thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp huyện (Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội). Do đó, trong trường hợp này, Công an huyện B phải chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm của Hồ Công A đến người có thẩm quyền để tiếp tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.