- Bạn là Luật Sư, Hãy tạo hồ sơ và trả lời các câu hỏi giúp ích cho cộng đồng

- Bạn có câu hỏi hãy đăng ký tài khoản để hỏi các vụ việc đang vướng mắc.

Có giới hạn người đứng tên trên sổ hồng không?

Hiện nay theo pháp luật đất đai cho phép thửa đất có nhiều người có chung quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và không giới hạn số người đứng chung trên GCN.
ThS Ngô Gia Hoàng, giảng viên khoa Luật thương mại Trường ĐH Luật TP.HCM, thông tin thửa đất có nhiều người có chung QSDĐ phải ghi đầy đủ tên của những người có chung QSDĐ và cấp cho mỗi người một GCN. Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một GCN và trao cho người đại diện.

ThS Ngô Gia Hoàng chia sẻ thêm trên thực tế có nhiều rắc rối có thể xảy ra nếu nhiều người cùng đứng tên chung trên GCN.

Đơn cử như sẽ khó khăn hơn nếu muốn thực hiện các quyền của người sử dụng đất như khi định đoạt đối với toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung thì hợp đồng, văn bản giao dịch phải được tất cả thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự.

Nếu có một hoặc một số người không đồng ý thì định đoạt phần QSDĐ của từng người.

Trường hợp QSDĐ phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên trong nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần QSDĐ của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp GCN. Nếu muốn tách thửa sẽ phải đáp ứng các điều kiện để tách thửa theo quy định (phải đủ diện tích tách thửa...).

Trường hợp QSDĐ không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

Nếu xảy ra tranh chấp giữa các thành viên có chung QSDĐ thì trong trường hợp không thể ủy quyền hoặc thỏa thuận về việc phân chia sẽ phải khởi kiện tại tòa án để xác định QSDĐ.

“Một trong những giới hạn của việc đứng tên chung trên GCN nữa là hạn chế quyền định đoạt đối với phần QSDĐ của mình. Theo đó, khi chuyển nhượng phần QSDĐ của mình thì phải thông báo và ưu tiên chuyển nhượng cho người có chung QSDĐ khác.

Trong thời hạn ba tháng kể từ ngày những người có chung QSDĐ khác nhận được thông báo về việc chuyển nhượng mà không có người có chung QSDĐ nào mua thì mới được quyền chuyển nhượng cho người khác. Hoặc trường hợp có thành viên có tên trên GCN qua đời và để thừa kế sẽ phát sinh thêm người có chung QSDĐ” - ThS Ngô Gia Hoàng nói.
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc liên hệ lienhe@mylaw.vn
Bạn cần tư vấn điều gì?

Hãy Đăng nhập để đặt câu hỏi. Nếu chưa có tài khoản, Hãy Đăng ký để gửi câu hỏi.

Bảng xếp hạng
Chu Bá Thực

Chu Bá Thực

200 điểm
Các luật sư được đề xuất
Vy Văn Minh

PRO

Vy Văn Minh

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

Nguyễn Thanh Tùng

PRO

Nguyễn Thanh Tùng

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

Nguyễn Văn Nam

PRO

Nguyễn Văn Nam

13 năm kinh nghiệm

Hồ Chí Minh

Lê Thị Thu Hương

PRO

Lê Thị Thu Hương

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

Nguyễn Ánh Tâm

PRO

Nguyễn Ánh Tâm

15 năm kinh nghiệm

Hồ Chí Minh

Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản