Mắc lưới điện một chiều quanh hàng rào để chống trộm có vi phạm pháp luật

Gia đình em làm chăn nuôi và trồng cây ăn quả, cứ đến mùa thu hoạch là kẻ trộm lẻn vào bắt vịt, gà, trộm sầu riêng, thanh long.

Gia đình đã lắp camera theo dõi, nhưng vì trang trại khá lớn mà người trông coi ít nên nhiều năm nay trộm vẫn vào. Có người xui ba em mắc lưới điện một chiều vào hàng rào để kẻ trộm có ý định vào thì "chừa", nhưng em không biết làm thế có phạm pháp không?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Luật Điện lực 2004 (Luật Điện lực), pháp luật nghiêm cấm sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.

Điều 59 Luật Điện lực 2004 quy định về việc sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp như sau:

1. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.

2. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3. Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.

4. Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình quy định khu vực được phép sử dụng hàng rào điện.

5. Bộ trưởng Công thương quy định tiêu chuẩn và điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp.

Với các quy định nói trên thì cá nhân, hộ gia đình không được phép sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ. Việc cá nhân cố tình đấu nối điện vào hàng rào để chống trộm là vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý về hình sự.

Theo hướng dẫn tại Điều 12 mục I Công văn 81/2002/TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao thì trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người.

Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định người nào giết 02 người trở lên; giết người dưới 16 tuổi... thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Phạm tội không thuộc các trường nói trên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Trường hợp vi phạm gây hậu quả chưa đến mức phải xử lý về hình sự hoặc chưa gây ra hậu quả nhưng bị cơ quan quản lý nhà nước phát hiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Điểm 5 khoản 18 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 31/1/2022 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với trường hợp sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trái với quy định của pháp luật.
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc về lienhe@mylaw.vn
Các luật sư được đề xuất
Phạm Thị Nguyệt Tú
Phạm Thị Nguyệt Tú

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0976 085 206
Nguyễn Đắc Thực
Nguyễn Đắc Thực

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0972 805 588
Nguyễn Tiến Hùng
Nguyễn Tiến Hùng

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0986 773 773
Nguyễn Thiều Dương
Nguyễn Thiều Dương

13 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0912 666 699
Đặng Văn Cường
Đặng Văn Cường

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0977 999 896
Nguyễn Văn Đồng
Nguyễn Văn Đồng

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0988 546 877
Câu hỏi cùng chủ đề
Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản