CV là gì?
CV là từ viết tắt từ tiếng Anh. CV là viết tắt của "Curriculum Vitae". CV thường được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng bản chất CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển, để lại ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng về ứng viên mà họ đang xét duyệt. Về bản chất thì CV không phải là tờ khai lý lịch tự thuật.
Về bản chất “CV là gì”, CV là bản tóm lược tất cả các thông tin cần thiết của người ứng tuyển, có liên quan đến vị trí ứng tuyển như: kinh nghiệm làm việc, kĩ năng công việc, trình độ học vấn… Thông qua CV, nhà tuyển dụng sẽ sàng lọc bớt những ứng viên không phù hợp.
CV xin việc gồm những gì?
Một CV chuyên nghiệp phải đáp ứng đủ các tiêu chí như thông tin cá nhân rõ ràng, mục tiêu nghề nghiệp, trình đồ học vấn, kinh nghiệm thực tế, sở thích..
1. Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân bao gồm những thông tin nhận diện bạn giữa hàng ngàn ứng viên khác như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới thính, địa chỉ tạm trú, số điện thoại và email liên lạc.
Phần thông tin này thường đặt ở đầu tiên, trên cùng ở nơi dễ nhìn trong CV của bạn, để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm ra trong trường hợp muốn liên hệ đến bạn.
2. Trình độ học vấn, chứng chỉ và giải thưởng
Bạn có thể lựa chọn và liệt kê những thông tin bao gồm: trường lớp Đại học, chuyên ngành, thời điểm nhập học và ra trường, điểm trung bình GPA cho toàn khóa học, điểm các chuyên ngành chính có liên quan tới vị trí ứng tuyển, thành tích khi tham gia nghiên cứu khoa học, đề án, khóa học thêm về kỹ năng, nghiệp vụ thì hãy thêm vào CV để tăng sự ấn tượng.
Xem ngay: Tuyển dụng ứng viên ngành luật
Nếu bạn có thêm các chứng chỉ ngoại ngữ như tiếng Anh TOEFL, TOEIC.. chứng chỉ tin học văn phòng, các chứng chỉ quốc tế.. điều này sẽ là điểm đặc biệt nổi trội trong hồ sơ của bạn so với các hồ sơ khác, điều này sẽ ghi điểm rất lớn trong việc tuyển dụng.
3. Kinh nghiệm làm việc
Một đầu mục không thể thiếu trong CV xin việc là kinh nghiệm làm việc. Hầu hết nhà tuyển dụng hiện nay đều quan tâm đến phần kinh nghiệm làm việc của bạn. Lưu ý chỉ nên đưa những kinh nghiệm cùng ngành nghề hoặc có liên quan tới vị trí ứng tuyển, tránh ôm đồm, liệt kê nhiều thứ sẽ khiến CV xin việc của bạn dài dòng, không được đánh giá cao.
Trong trường hợp bạn là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn có thể thay thế bằng các hoạt động xã hội, việc làm thêm… mà những kỹ năng đó có liên quan tới vị trí tuyển dụng.
4. Kỹ năng
Các kỹ năng nên đưa vào CV: tin học văn phòng, kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình hoặc các kỹ năng đặc thù của công việc như thiết kế, lập trình v.v
Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn nên chỉ rõ những dự định, thành tựu mà bạn muốn đạt được trong tương lai hoặc kế hoạch ngắn gọn mà bạn muốn làm để đạt được mục tiêu đó. Có thể viết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thể hiện bạn là người có chí tiến thủ và biết lập kế hoạch rõ ràng
5. Sở thích
Ví dụ năng khiếu ca hát, làm người dẫn chương trình, hay ảo thuật...sẽ giúp bạn hòa nhập được với môi trường mới nhanh hơn, làm quen với mọi người, đặc biệt hiện nay các hoạt động văn hóa tinh thần ở các công ty khá được đẩy mạnh, đây cũng là một cách để bạn hòa nhập, thể hiện cá tính của mình.
Một số lưu ý khi viết CV thành công
- Viết một mẫu CV tuy không khó nhưng không phải ai cũng viết một cách xuất sắc được, vì thế trước khi viết CV bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Trình bày rõ ràng, đẹp mắt, chuyên nghiệp nhất có thể tránh tẩy xóa, lỗi chính tả..
- Chú ý đến những lưu ý phía trên để có một CV cuốn hút, tránh lan man kể lể vì nhà tuyển dụng không có quá nhiều thời gian đâu bạn nhé. Nên viết khoảng từ 1 đến 2 trang giấy không nên dàn trải đến vài trang.
- Lưu ý nếu là CV online bạn cần sử dụng định dạng file pdf để tránh tình trạng chữ nhảy linh tinh khi gửi cho nhà tuyển dụng xem nhé (không nên gửi file word hay bị lỗi font chữ). Rất nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu viết tay, bạn nên tập thói quen viết CV bằng tay nhé
4 lưu ý không nên đưa vào trong CV
- CV xin việc không nên dùng từ ngữ quá khoa trương, to tát, không trình bày dài dòng lan man.
- Không nên viết tất cả những công việc bạn làm, kỹ năng bạn có vào CV, vì chúng có thể không liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển và có thể trở thành một điểm trừ trong CV.
- Tránh lỗi sai chính tả: Sai chính tả khiến CV của bạn kém chuyên nghiệp và thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng.
- Không nên trình bày quá màu mè, sặc sỡ, không nên sử dụng quá ba màu và ba font chữ khi thiết kế CV xin việc.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách viết một CV xin việc chuyên nghiệp và những lưu ý không nên mắc phải khi viết CV. Hy vọng sẽ giúp được các bạn trong quá trình hoàn thiện CV, chúc các bạn có một CV đẹp, chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng.