Vợ lập di chúc truất quyền thừa kế của chồng được không?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của một người nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo khoản 1 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền "chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế".

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.

Như vậy, dù bạn làm di chúc để lại toàn bộ tài sản của bạn cho con bạn và truất quyền thừa kế của chồng bạn thì chồng bạn vẫn được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Lưu ý, chồng bạn chỉ được thừa kế di sản của bạn theo Điều 644 nêu trên khi di chúc của bạn hợp pháp. Theo đó, di chúc hợp pháp phải đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 là:

- Khi lập di chúc, bạn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

- Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, phù hợp với quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015.

- Hình thức di chúc, phải được lập thành văn bản (có người làm chứng hoặc không có người làm chứng hoặc có công chứng hoặc có chứng thực). Nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng nhưng chỉ áp dụng khi tính mạng của bạn đang bị cái chết đe dọa và di chúc miệng chỉ có hiệu lực pháp luật trong vòng 3 tháng kể từ ngày lập.

Trường hợp di chúc của bạn không hợp pháp thì di sản của bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất của bạn gồm chồng, con, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi và mỗi người họ sẽ được nhận một suất thừa kế bằng nhau.

Ngoài ra, pháp luật quy định chỉ có 2 trường hợp chồng bạn sẽ không nhận di sản do bạn để lại nếu chồng bạn từ chối nhận di sản của bạn hoặc thuộc các trường hợp người không có quyền hưởng di sản theo khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, gồm:

- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

- Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Như vậy, bạn không thể lập di chúc để truất quyền thừa kế của chồng bạn, trừ trường hợp chồng bạn từ chối nhận di sản của bạn hoặc chồng bạn thuộc các trường hợp người không có quyền hưởng di sản theo khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc về lienhe@mylaw.vn
Các luật sư được đề xuất
Nguyễn Văn Đồng
Nguyễn Văn Đồng

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0988 546 877
Nguyễn Đắc Thực
Nguyễn Đắc Thực

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0972 805 588
Nguyễn Tiến Hùng
Nguyễn Tiến Hùng

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0986 773 773
Phạm Thị Nguyệt Tú
Phạm Thị Nguyệt Tú

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0976 085 206
Nguyễn Thiều Dương
Nguyễn Thiều Dương

13 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0912 666 699
Đặng Văn Cường
Đặng Văn Cường

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0977 999 896
Câu hỏi cùng chủ đề
Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản