Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Tính đến nay thì ông tôi mất quá 30 năm là hết hiệu lực chia di sản thừa kế.
Nhưng theo điều 236 thì người cháu kia về ở trên đất ông bà năm 2000 cùng với bà, đến năm 2006 bà mới mất và gia đình họ tiếp tục sống trên đất đó đến nay. Tính ra chưa đủ 30 năm để được quyền hưởng mảnh đất đó.
Vậy giờ toà án xử nửa đất của ông tôi thuộc về họ là đúng hay sai? Toà án nói do trên đất có nhà của họ nên không thể xử để họ phải đập nhà là đúng hay sai? Toà án xoá hết hồ sơ chứng minh cha tôi theo kiện liên tục từ 2018 đến nay vậy tôi liên hệ cơ quan nào để kiện TAND huyện?
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.