- Bạn là Luật Sư, Hãy tạo hồ sơ và trả lời các câu hỏi giúp ích cho cộng đồng

- Bạn có câu hỏi hãy đăng ký tài khoản để hỏi các vụ việc đang vướng mắc.

Cách nào bảo vệ két sắt để ngăn kẻ trộm?

Chỉ cần kẻ trộm hội đủ ba yếu tố thời gian, dụng cụ, và kỹ năng, không chiếc két sắt nào là không thể vô hiệu.

Trong tháng 7 liên tiếp xảy ra nhiều vụ kẻ gian phá két sắt táo tợn tại Hà Nội và TP HCM. Ca sĩ Nhật Kim Anh trình báo bị mất số tài sản trị giá hơn 5 tỷ đồng. Một doanh nhân Hàn Quốc bị kẻ gian lật ngược chiếc két và khoan thủng đáy, mất tài sản ước tính hơn 8 tỷ đồng. Vậy, cất tiền ở két sắt có thực sự an toàn?

Silva Consultants khuyến cáo rằng, bất cứ chiếc két nào cũng có thể bị mở tung nếu có đủ ba yếu tố: dụng cụ, thời gian, và kỹ năng. Như vậy, cụm từ "két sắt chống trộm" nên được hiểu theo nghĩa là "két sắt kháng trộm". Mục đích của két sắt là ngăn chặn kẻ trộm non tay và trì hoãn kẻ có tay nghề cao để gia chủ có thời gian phản ứng hoặc báo cảnh sát.

Đầu tiên, gia chủ cần chú ý mua loại két sắt từ hãng được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn uy tín. Ví dụ, két sắt ở Mỹ thường sẽ được xếp hạng mức độ an ninh dựa trên bộ tiêu chuẩn do Underwriters Laboratories (viết tắt là UL) - phòng thử nghiệm độc lập, đặt ra.

Theo quy ước của UL, mức độ bảo vệ của két sắt trước kẻ trộm sẽ được thể hiện dưới những ký hiệu như:

- TL ("Tool-Resistant"): khả năng kháng cự đòn tấn công bằng những món đồ cầm tay và chạy điện thông dụng.

- TR ("Torch-Resistant"): khả năng kháng cự mỏ hàn cắt.

- TX ("Explosive and Torch-Resistant"): khả năng kháng cự chất nổ và mỏ hàn cắt.

Kết hợp các ký hiệu trên với số chỉ thời gian (thường là 15, 30, 60), ta có cách quy ước thể hiện mức độ bảo vệ của két. Ví dụ, ký hiệu TL-30 có nghĩa chiếc két có thể kháng cự đòn tấn công dùng dụng cụ thông thường trong 15 phút. Ngoài bộ tiêu chuẩn của UL, còn có một số bộ tiêu chuẩn CE của châu Âu, B.T.U/VDMA của Đức, J.I.S. của Nhật Bản...

Các chỉ số trên có thể không có nghĩa lý gì với những kẻ phá két lành nghề. Vì thế, việc mua chiếc két sắt thôi là chưa đủ, gia chủ nên kết hợp các biện pháp an ninh khác (như lắp camera giám sát có cảm biến chuyển động, hệ thống báo động...) để tăng khả năng bắt giữ được kẻ đột nhập.

Nếu không đủ điều kiện lắp đặt thêm hệ thống an ninh, gia chủ ít nhất cần chú trọng "làm sao để ngăn chiếc két sắt không bị di chuyển". Trong nhiều vụ phá két sắt, kẻ xấu đều có cơ hội di chuyển, xô đổ, hoặc thậm chí lật ngược chiếc két để dễ khoan phá. Như vậy, gia chủ cần tìm cách cố định két sắt vào nền đất, tường bằng vít hay dùng keo epoxy siêu dính hoặc "trói" hai két sắt với nhau.
Trường hợp không thể ghim chặt két sắt theo các cách trên, gia chủ có thể bắt vít chiếc két vào khối thép cứng và nặng, dày khoảng 0,6 cm và có diện tích lớn hơn độ rộng cánh cửa. Khi ấy, kẻ trộm không thể di chuyển két ra khỏi phòng hoặc lật ngửa, chỉ còn cách cắt nó ra khỏi khối thép dày bằng dụng cụ. Và để đạt được mục đích, chúng sẽ mất nhiều thời gian.

Cách đơn giản khác là gia chủ cần giấu càng kín càng tốt vị trí đặt két, không nên để ở nơi dễ quan sát vì khi kẻ gian đã biết thì chúng có cơ hội nghiên cứu cách vô hiệu trước ra tay.
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc liên hệ lienhe@mylaw.vn
Bạn cần tư vấn điều gì?

Hãy Đăng nhập để đặt câu hỏi. Nếu chưa có tài khoản, Hãy Đăng ký để gửi câu hỏi.

Bảng xếp hạng
Chu Bá Thực

Chu Bá Thực

200 điểm
Các luật sư được đề xuất
Nguyễn Văn Nam

PRO

Nguyễn Văn Nam

13 năm kinh nghiệm

Hồ Chí Minh

Nguyễn Thanh Tùng

PRO

Nguyễn Thanh Tùng

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

Nguyễn Ánh Tâm

PRO

Nguyễn Ánh Tâm

15 năm kinh nghiệm

Hồ Chí Minh

Vy Văn Minh

PRO

Vy Văn Minh

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

Lê Thị Thu Hương

PRO

Lê Thị Thu Hương

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản