Đỗ xe dưới lòng đường có bị tạm giữ phương tiện?
Ngoài ra, Quyết định Số 17/2015/QĐ-UBND sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định Số 15/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội) quy định như sau:
Đối với hè phố:
- Điểm để xe phải cách nút giao thông tối thiểu 20m tính từ mép đường giao nhau, vị trí để xe phải được sơn kẻ vạch rõ ràng;
- Tại những khu vực để xe không được cắm cọc, chăng dây, rào chắn trên hè phố, không cản trở lối đi dành cho người đi bộ trên hè và các vị trí sang đường; phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m;
- Phải có kết cấu phù hợp, đảm bảo chất lượng, mỹ quan đô thị; Chỉ cấp giấy phép tạm thời sử dụng hè phố làm nơi để xe đối với những hè phố đã có kết cấu đảm bảo khả năng chịu tải trọng;
- Xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng (chỉ sắp xếp một hàng), quay đầu xe vào trong, cách tường phía giáp nhà dân hoặc công trình trên vỉa hè 0,2m; trường hợp đặc thù thực hiện theo phương án khác thì phải được Liên ngành Sở Giao thông vận tải - Công an thành phố Hà Nội chấp thuận.
Về mức xử phạt
- Khoản 3 điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định, phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với hành vi dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật.
- Khoản 2 điều 7 Nghị định này quy định, xử phạt 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật.
- Theo khoản 1 điều 8 Nghị định này, phạt tiền từ 60.000 đến 80.000 đồng đối với người điều khiển xe khi để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông.