Kinh doanh xăng dầu theo hình thức nhượng quyền thương mại
Chân thành cảm ơn Luật sư đã dành thời gian quan tâm đến câu hỏi của tôi. Nội dung câu hỏi như sau:
- Theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 NĐ 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính Phủ: "15. Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu là thương nhân kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo phương thức nhượng quyền thương mại từ thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu."
- Và quy định tại Khoản 13 Điều 3 NĐ 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính Phủ: 11. Thương nhân đầu mối bao gồm: “Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và thương nhân sản xuất xăng dầu.
Thương nhân đầu mối là chủ sở hữu xăng dầu trên toàn hệ thống phân phối xăng dầu của mình, trừ trường hợp xăng dầu bán cho thương nhân phân phối xăng dầu và cho thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.”
Luật sư cho tôi hỏi: Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu không thuộc hệ thống phân phối của Thương nhân đầu môi có nghĩa là thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu ngoài việc lấy xăng dầu từ Thương nhân đầu mối nhượng quyền để tiêu thụ tại các cửa hàng của thương nhân nhận quyền còn được mua ký hợp đồng mua xăng dầu từ các đơn vị khác để tiêu thụ (chỉ ký hợp đồng mua xăng, dầu chứ không ký hợp đồng nhận quyền hoặc đại lý, tổng đại lý gì hết ạ). Nếu mua và tiêu thụ như vậy có sai hay không, có bị xử lý gì không? Văn bản quy định?
Ngoài ra, theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 19 Nghị định 67/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ: “Tổng đại lý, Đại lý kinh doanh xăng dầu, cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hành vi mua, bán xăng dầu với các đối tượng ngoài hệ thống phân phối, trừ trường hợp bán trực tiếp cho người tiêu dùng”. Vậy các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu trong trường hợp nêu trên có bị xử lý theo quy định này không?
Rất mong sự tư vấn của Luật sư. Chân thành cảm ơn!