Người bị tạm giam được khám chữa bệnh như thế nào?

Kinh phí khám, chữa bệnh cho người bị tạm giam dựa theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh tật và được thanh toán theo định mức chế độ bảo hiểm y tế.

Theo điều 9 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015, người bị tạm giữ, tạm giam có các quyền sau:

- Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm;
- Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
- Bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
- Gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
- Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
- Gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
- Yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam.
Điều 7 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định về kinh phí khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế và phòng chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam như sau:

- Tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho người bị tạm giữ, tạm giam được cấp tương đương 2 kg gạo tẻ loại trung bình/người/tháng.

- Kinh phí khám, chữa bệnh cho người bị tạm giam căn cứ theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh tật và được thanh toán theo định mức chế độ bảo hiểm y tế. Trường hợp người bị tạm giam mắc bệnh nặng, kinh phí điều trị vượt quá định mức chi trả theo quy định của bảo hiểm y tế sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh.

- Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế trong việc khám, chữa bệnh cho người bị tạm giam tại bệnh xá, bệnh viện trong cơ sở giam giữ và các cơ sở y tế của Nhà nước.

- Cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở giam giữ trên địa bàn, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam;

Ngoài ra, Nghị định 120/2017/NĐ-CP còn quy định chi tiết chế độ với người bị tạm giữ, tạm giam, cụ thể như sau:

- Trong một tháng người bị tạm giam được ăn 17 kg gạo tẻ, nửa cân đường, 15 kg rau, 7 lạng thịt, 8 lạng cá, 1 kg muối, 0,75 lít nước chấm, 1 lạng bột ngọt, chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than, 45 kw/h điện, 3 m3 nước.

- Định mức ăn của người bị tạm giữ được tính theo ngày trên cơ sở định mức ăn của người bị tạm giam. Định mức do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo giá thị trường ở địa phương nơi có cơ sở giam giữ.

- Định mức ăn của người ốm đau, bệnh tật, thương tích do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế điều trị, song không quá hai lần so với tiêu chuẩn ngày ăn bình thường.

- Người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng mức ăn như người khác và được ăn thêm 30% định lượng về thịt, cá.

- Ngoài tiêu chuẩn ăn, người bị giam giữ được sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm nhưng không quá ba lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

- Người bị tạm giữ, tạm giam được sử dụng đồ dùng cá nhân như bình thường, nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn theo tiêu chuẩn gồm chiếu, màn cá nhân, đôi dép... (mỗi loại một cái trên người).

- Phụ nữ bị giam giữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ giá trị tương đương 2 kg gạo tẻ một tháng.
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc về lienhe@mylaw.vn
Các luật sư được đề xuất
Nguyễn Tiến Hùng
Nguyễn Tiến Hùng

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0986 773 773
Nguyễn Thiều Dương
Nguyễn Thiều Dương

13 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0912 666 699
Đặng Văn Cường
Đặng Văn Cường

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0977 999 896
Phạm Thị Nguyệt Tú
Phạm Thị Nguyệt Tú

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0976 085 206
Nguyễn Văn Đồng
Nguyễn Văn Đồng

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0988 546 877
Nguyễn Đắc Thực
Nguyễn Đắc Thực

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0972 805 588
Câu hỏi cùng chủ đề
Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản