Người vay nợ đã ly hôn đòi nợ làm sao đúng luật?
Người chồng nói khi đó vợ đứng ra vay nên anh ta không liên quan gì. Tôi đến gặp vợ thì cô nói đã giao hết tài sản cho chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vì khi vay tiền, cả hai cùng đến nhà gặp anh và nhận tiền, anh Vinh muốn biết nghĩa vụ trả nợ nay thuộc về ai, mong được bày cách đòi nợ nhanh.
Về nguyên tắc, khi ly hôn, Toà án sẽ giải quyết việc ly hôn, con chung và công nợ. Nếu công nợ được vợ chồng thống nhất thoả thuận ngoài vụ án thì đó vẫn là công nợ chung. Đôi bên phải thống nhất nghĩa vụ trả nợ chung cho anh Vinh bằng văn bản, luật sư nêu.
Như vậy, vợ chồng người bạn có nghĩa vụ chung trong khoản nợ. Nếu không thể thỏa thuận giữa các bên, luật sư Hải khuyên anh Vinh nên kiện ra tòa án để giải quyết với bị đơn gồm cả người vợ và người chồng.
Tại tòa, để xác minh nghĩa vụ trả nợ, cơ quan tố tụng sẽ làm rõ đây có phải là khoản nợ chung của vợ chồng họ hay không, dựa vào nhiều yếu tố. Ví dụ: giấy vay nợ do cả vợ hay chồng ký? Cả hai có biết về khoản nợ không? Số tiền vay nợ được sử dụng ra sao, có chi tiêu vào mục đích chung trước đó của gia đình?... Anh Vinh cũng cần chuẩn bị lời khai, chứng cứ cần thiết cho các câu hỏi trên để tranh tụng tại toà.
Trường hợp Toà xác định khoản nợ chỉ của một người (vợ hoặc chồng) sẽ không được coi là khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân. Nghĩa vụ trả nợ cho anh, sẽ chỉ thuộc về người vay anh, chứ không phải cả hai vợ chồng.
Đăng nhập để tham gia bình luận