Quy định bình ổn giá khi có dịch bệnh

Luật pháp cho phép nhà nước đưa ra các biện pháp đảm bảo bình ổn giá mặt hàng thiết yếu khi có dịch bệnh.

Khoản 3 điều 18 của Luật Giá năm 2012 quy định, trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định biện pháp bình ổn giá cụ thể tại địa phương.

Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí sau: Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông; hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.

Tại khoản 2 điều 15, danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá bao gồm: xăng, dầu thành phẩm; điện; khí dầu mỏ hóa lỏng; muối ăn; đường ăn; thóc, gạo tẻ thường; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người... Trong trường hợp cần thiết cần điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Về mức phạt, điều 46 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng nếu có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc trường hợp hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá; khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.

Ai mua vét, mua gom hàng có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, mức phạt sẽ từ 10 triệu đến một tỷ đồng. Nếu là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi.

Ngoài ra, Điều 47 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định mức phạt từ 5 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi găm hàng. Khái niệm "găm hàng" được hiểu là cắt giảm địa điểm bán hàng; cắt giảm phương thức bán hàng; quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó; cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó...

Trong trường hợp nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đầu cơ theo Điều 196 Bộ luật hình sự, hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc về lienhe@mylaw.vn
Các luật sư được đề xuất
Phạm Thị Nguyệt Tú
Phạm Thị Nguyệt Tú

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0976 085 206
Đặng Văn Cường
Đặng Văn Cường

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0977 999 896
Nguyễn Thiều Dương
Nguyễn Thiều Dương

13 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0912 666 699
Nguyễn Tiến Hùng
Nguyễn Tiến Hùng

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0986 773 773
Nguyễn Văn Đồng
Nguyễn Văn Đồng

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0988 546 877
Nguyễn Đắc Thực
Nguyễn Đắc Thực

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0972 805 588
Câu hỏi cùng chủ đề
Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản