Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào?

- Khi Công dân đến làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì tiến hành điền các thông tin vào Tờ khai Căn cước công dân (mẫu CC01) theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân và tại điểm a, khoản 1 Điều 12 Thông tư số 07/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.

- Khi công dân khai đầy đủ các thông tin trên Tờ khai Căn cước công dân theo hướng dẫn, cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với thông tin của công dân trong tờ khai đảm bảo thống nhất và xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân. Nếu có sự sai lệch thì yêu cầu công dân xác nhận thông tin nào là đúng, có giấy tờ hợp pháp như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân… để kiểm tra, đối chiếu và chứng minh thông tin của công dân, sau đó điều chỉnh lại cho thống nhất.Đối với trường hợp công dân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cán bộ được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu khi công dân đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân (điểm b, khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân).Trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân xuất trình giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định (điểm b, khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân). Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành hoạt động thì yêu cầu công dân khi đến làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân phải xuất trình sổ hộ khẩu để kiểm tra, đối chiếu với thông tin của công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 12 Thông tư số 07/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.

- Đối với các trường hợp công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân, sau đó xác nhận số Chứng minh nhân dân và số thẻ Căn cước công dân cho công dân là một người; sau đó tiến hành xử lý Chứng minh nhân dân cũ quy định tại Điều 15 Thông tư số 07/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân, cụ thể là:

+ Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân;Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.

+ Đối với Chứng minh nhân dân 12 số:Cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân.

- Sau khi đã hoàn thiện các thủ tục theo quy định, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tiến hành chụp ảnh, thu nhận vân tay, đặc điểm nhân dạng của công dân quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 12 Thông tư số 07/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân:Cán bộ tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận trực tiếp ảnh của công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định. Ảnh màu, kích thước là 20 x 30 mm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân, tuy nhiên những quy định khác như chụp chính diện, rõ mặt, không đeo kính để đảm bảo yêu cầu nhận dạng vẫn phải thực hiện theo quy định trên.Cán bộ làm công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tiến hành thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.

- Đối với trường hợp người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng làm thủ tục theo quy định (khoản 2 Điều 22 Luật Căn cước công dân). Tại khoản 2, Điều 12 Thông tư số 07/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định.

+ Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ.Người đại diện hợp pháp là những người được quy định tronga Bộ Luật Dân sự.

+ Người đại diện hợp pháp có trách nhiệm đi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân cùng người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi phải mang theo giấy khai sinh, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền khác có thể chứng minh mối quan hệ với người có đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp không có giấy tờ chứng minh mối quan hệ thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người có đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân cư trú về mối quan hệ đó.

- Cán bộ làm công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân khi đã làm xong thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định như các thông tin của công dân ghi trên Tờ khai Căn cước công dân cần phải có giấy tờ hợp pháp để chứng minh như sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, giám định về nhóm máu của cơ quan y tế có thẩm quyền, giấy đăng ký kết hôn… thì hướng dẫn công dân cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ trên để hoàn thiện hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân.

- Trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; Để thực hiện cải cách hành chính phục công dân được thuận tiện thì tại điểm đ khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân và tại điểm e, khoản 1 Điều 12 Thông tư số 07/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định việc trả thẻ Căn cước công dân bằng dịch vụ chuyển phát theo yêu cầu của công dân khi hoàn thiện thẻ Căn cước công dân thì đối với trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai Căn cước công dân. Cán bộ cơ quan làm công tác chuyển phát có trách nhiệm trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc về lienhe@mylaw.vn
Các luật sư được đề xuất
Đặng Văn Cường
Đặng Văn Cường

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0977 999 896
Phạm Thị Nguyệt Tú
Phạm Thị Nguyệt Tú

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0976 085 206
Nguyễn Đắc Thực
Nguyễn Đắc Thực

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0972 805 588
Nguyễn Tiến Hùng
Nguyễn Tiến Hùng

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0986 773 773
Nguyễn Thiều Dương
Nguyễn Thiều Dương

13 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0912 666 699
Nguyễn Văn Đồng
Nguyễn Văn Đồng

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0988 546 877
Câu hỏi cùng chủ đề
Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản