Bị lừa ký tên vào giấy trắng, ghi khống nội dung vay nợ, tôi phải làm

Tôi bị một người lừa ký tên vào tờ giấy trắng, sau đó họ tự ghi nội dung vay tiền vào, tôi hoàn toàn không biết. Giờ, tôi bỗng dưng vì chữ ký mà mang nợ 50 triệu đồng.

Xin hỏi làm thế nào để chứng minh việc tôi bị lừa ký tên vào giấy trắng? Nếu không chứng minh được, tôi có phải trả tiền cho họ không?

Tôi nên làm gì để bảo vệ mình? Xin được tư vấn luật sư.
Ý kiến (1)
  1. Luật Leno
    Điều 385 Bộ luật Dân sự quy định "Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".

    Giấy vay nợ 30 triệu đồng nêu trên không phải căn cứ chứng minh bạn đang nợ một người nào đó. Bởi vì, để chứng minh bạn có nợ hay không sẽ dựa vào nhiều yếu tố như: mối quan hệ giữa chủ nợ và người vay; không gian, thời gian, địa điểm, chủ thể tham gia giao dịch vay nợ; người làm chứng; giấy vay nợ; biên bản giao nhận, chứng từ chuyển khoản... Đây là những yếu tố quan trọng, cơ bản thể hiện mối quan hệ vay nợ.

    Thay vì chứng minh bị lừa ký, bạn hãy chứng minh có sự kiện, giao dịch cho vay thực tế hay không, dựa trên các yếu tố nêu trên.

    Nếu bạn không nợ, tất nhiên, bạn không có nghĩa vụ phải trả nợ. Nếu người cầm giữ giấy vay nợ (giả mạo) đó yêu cầu trả mà bạn không đồng ý thì người đó phải khởi kiện vụ đòi nợ ra toà án dân sự.

    Trong trường hợp bất đắc dĩ, bạn bị kiện ra toà. Tại toà án, các bên đều có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, hợp pháp. Đối phương sẽ phải chứng minh giữa hai người có quan hệ vay nợ, dựa vào các yếu tố tôi đã nêu ở trên. Bạn chứng minh điều ngược lại.

    Toà án có trách nhiệm xác minh có hay không giao dịch dân sự vay nợ. Quá trình xác minh thì toà án sẽ phải làm rõ các nội dung tôi đã trình bày ở trên. Nếu giấy vay nợ khống là tài liệu duy nhất họ có, rõ ràng bạn đang có lợi hơn.

    Để giải quyết sự việc, đầu tiên bạn có thể đối thoại và phân tích cho họ hiểu những điều này. Nếu họ vẫn cương quyết thưa kiện, để tự bảo vệ bản thân thì trong quá trình giải quyết tại toà án, bạn cũng có quyền yêu cầu phản tố. Bạn có thể đề nghị toà tuyên giao dịch vô hiệu do giả tạo, không có giao dịch vay nợ, theo Điều 127 Bộ luật Dân sự: "Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu".

    Quá trình tố tụng, bạn phải cung cấp bằng chứng chứng minh bị lừa dối khi ký kết giao dịch vay nợ. Đây cũng là bài học cho bạn, trong mọi trường hợp, khi ký vào bất kỳ giấy tờ gì, phải đọc kỹ nội dung, tuyệt đối không ký vào giấy trắng để đảm bảo sự an toàn cho bản thân.

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc về lienhe@mylaw.vn
Các luật sư được đề xuất
Phạm Thị Nguyệt Tú
Phạm Thị Nguyệt Tú

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0976 085 206
Nguyễn Thiều Dương
Nguyễn Thiều Dương

13 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0912 666 699
Đặng Văn Cường
Đặng Văn Cường

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0977 999 896
Nguyễn Văn Đồng
Nguyễn Văn Đồng

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0988 546 877
Nguyễn Tiến Hùng
Nguyễn Tiến Hùng

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0986 773 773
Nguyễn Đắc Thực
Nguyễn Đắc Thực

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0972 805 588
Câu hỏi cùng chủ đề
Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản