Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Trục xuất.
Hình thức cảnh cáo, phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Các hình thức còn lại có thể được quy định là hình thức phạt bổ sung hoặc hình thức phạt chính.
Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra: Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Đó là những biện pháp sau:
+ Buộc khôi phục tình trạng ban đầu ;
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh…
Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 19 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
+ Tạm giữ người;
+ Áp giải người vi phạm;
+ Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép chứng chỉ hành nghề;
+ Khám người;
+ Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
+ Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
+ Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
+ Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.
4.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về những chủ thể sau:
+ Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
+ Thẩm quyền của Công an nhân dân
+ Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
+ Thẩm quyền của Cảnh sát biển
+ Thẩm quyền của Hải quan
+ Thẩm quyền của Kiểm lâm
+ Thẩm quyền của cơ quan Thuế
+ Thẩm quyền của quản lý thị trường
+ Thẩm quyền của Thanh tra
+ Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa
+ Thẩm quyền của Tòa án nhân dân
+ Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự
+ Thẩm quyền của Cục quản lý lao động ngoài nước
+ Thẩm quyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.