Mua đất ruộng để xây sẵn mộ cho cả dòng họ, có được không?
Khu đất chú mua là đất nông nghiệp, xung quanh cả làng vẫn canh tác bình thường. Việc chú tôi mua đất nông nghiệp nhưng không canh tác mà lại để làm nơi chôn cất, và xây sẵn mộ trống, có vi phạm pháp luật không?
Ý kiến (2)
Song song với đó, việc sử dụng đất để xây dựng phần mộ gia đình phải nằm trong quy hoạch đất làm nghĩa trang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng như sau:
Điều 3. Các nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
- Tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường).
- Việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.
- Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
- Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền."
Như vậy, khi mua đất nông nghiệp để xây dựng các phần mộ thì gia đình chú bạn cần thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền. Cùng với đó, để gia đình bạn có thể thực hiện xây dựng và quy tụ phần mộ gia đình thì khu đất gia đình bạn mua phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của địa phương trong quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nếu mảnh đất đó không nằm trong kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hoặc không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà vẫn cố tình thực hiện thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Do đó, địa phương nơi quê nhà bố chị Lý ra văn bản không cho phép người nơi khác chôn cất là "quy định cứng", trừ khi được thay thế hay bãi bỏ. Do vậy, chị có thể làm theo hướng dẫn, chuyển hộ khẩu của bố về nhà em trai để đáp ứng đủ điều kiện.
Ngoài ra, chị có thể làm đơn đề nghị Hội cựu chiến binh; cơ quan Lao động, thương binh và xã hội hỗ trợ, tác động đến HĐND xã ra nghị quyết mới. Trong đó sẽ cho phép người có công được chôn cất ở quê dù không còn hộ khẩu.
Trường hợp xấu và không kịp làm các thủ tục, chị có thể mai táng cụ ở nghĩa trang khác, đợi khi chính quyền xã chấp nhận sẽ cải táng cụ về quê.
Đăng nhập để tham gia bình luận