Người khởi kiện có quyền khiếu nại về việc trả lại đơn nếu không đồng ý
- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định của BLTTDS hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
- Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.
- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trừ trường hợp vụ án mà tòa án bác đơn: yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê... mà tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại.
- Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 BLTTDS mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho tòa, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng.
- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
- Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của BLTTDS.
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
Khoản 1 Điều 194 BLTTDS quy định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại với tòa đã trả lại đơn.
Căn cứ vào những quy định trên, trong trường hợp không đồng ý với việc trả đơn khởi kiện của tòa án, người khởi kiện có quyền khiếu nại với tòa đã trả lại đơn khởi kiện.