Quay video đòi nợ nhưng không phát tán lên mạng, có sao không?
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Theo khoản 2, 3 và 4 Điều luật này, người có hành vi chiếm đoạt từ 50 đến dưới 200 triệu đồng có thể bị phạt tù 2-7 năm; từ 200 đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 5- 12 năm; từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù 12-20 năm.
Bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm gửi cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền để xem xét trách nhiệm hình sự đối với kẻ chiếm đoạt. Nộp kèm đơn tố giác là các tài liệu chứng minh nội dung tố giác là có thật.
Về cách thức đòi nợ, nếu bạn không gửi đơn tố giác tội phạm thì bạn có thể khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Về việc ghi âm, ghi hình để lưu lại bằng chứng việc khách hàng nợ tiền nhưng cố tình không trả thì không bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, việc phát (trực tiếp hoặc phát lại) trên mạng xã hội thì không được phép bởi hành vi này có thể xâm phạm bí mật đời tư của người khác (con nợ).
Thông tin về hình ảnh, bên trong nơi ở, tình trạng tài chính... của con nợ là bí mật đời tư. Việc đưa lên mạng mà chưa được sự đồng ý của họ là vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý theo quy định.