Quy định đối với trường hợp phát hiện được cổ vật trong quá trình đào đất xây nhà
Thấy đào được đồ cổ ông A mang về nhà cất rồi đưa cho anh B và C 10 triệu về chi phí đào được cổ vật nhưng 2 anh không nhận. Sau đó 2 anh mang tin kể với mọi người về sự việc ở nhà ông A. Biết được tin bà D chưa xác nhận đúng hay sai đã đến nhà ông A để đòi lại vật. Bà nói rằng nhà bà trước kia cũng có một chiếc đỉnh pháp lam nhưng do trận lũ quét năm 2014 quét hết mọi thứ nên chiếc đỉnh pháp lam đã bị mất tích. Ông A không nghe và đuổi bà D về.
Ngày 25/2, bà D làm đơn kiện ông A tại TAND thành phố L vì lý do chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác.
Cùng ngày hôm đó anh B cũng làm đơn kiện ông A tại TAND thành phố L vì lý do đã có hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.
Trong vụ này lời khai của những người có liên quan có sự mâu thuẫn:
Cả 3 người là ông A, anh B và anh C đều khai chiếc đỉnh pháp lam có hình dạng: dạng củ hành. Mỗi cạnh của đỉnh đều có đường bo được đúc dọc trên thân với các họa tiết cổ, dẫn đến 4 chân của đỉnh, tiếp giáp với đầu sư tử mạ vàng, 2 bên cạnh đối nhau của đỉnh là 2 con rồng đức nổi uốn lượn trên miệng tạo thành 2 quai của đỉnh. Ông A đã đi dò hỏi và biết được chiếc đỉnh pháp lam này thuộc thời đại Càn Long của nhà Thanh. Kích thước cao 49,2 cm; rộng 31,7cm.
Còn bà D lại khai: chiếc đỉnh pháp lam nhà bà có kích thước cao cả đế 35cm, chiều rộng 18 cm. Nó có nắp nghê và 3 chân voi.
Tình huống trên phải giải quyết như thế nào ạ?