Sổ tạm trú có thời hạn bao lâu?
“Điều 30. Đăng ký tạm trú
1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.
Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.
5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.”
2. Mục III Thông tư 06/2008/TT-BCA-C11 quy định về mức thu và chế độ quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký như sau:
“III. MỨC THU VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ CƯ TRÚ, CẤP CHỨNG MINH NHÂN DÂN
1. Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, Thông tư số45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là cấp tỉnh), Thông tư số 07/2008/TT-BTC ngày 15/01/2008 của Bộ Tài chính về lệ phí đăng ký cư trú và thực tế tại địa phương, Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định về mức thu lệ phí đăng ký cư trú, cấp Chứng minh nhân dân và tỷ lệ phần trăm trích để lại cho cơ quan thu lệ phí.
Lệ phí cấp Chứng minh nhân dân không bao gồm tiền chụp ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân. Cơ quan Công an phải hướng dẫn cho công dân tự chụp ảnh theo quy định; trường hợp công dân không tự chụp ảnh thì có thể chụp ảnh cho họ và họ phải trả tiền chụp ảnh. Giá tiền chụp ảnh không được cao hơn giá thị trường.
2. Căn cứ vào tổng số tiền lệ phí được trích để lại, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định việc phân bổ cho Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh, Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Công an xã, phường, thị trấn để chi khen thưởng, bồi dưỡng làm ngoài giờ và các khoản khác theo quy định của pháp luật cho cán bộ trực tiếp làm công tác đăng ký cư trú, cấp Chứng minh nhân dân. Số tiền còn lại phải nộp về đơn vị quản lý tài chính Công an cấp tỉnh. Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh có kế hoạch sử dụng số tiền này để chi cho công tác đăng ký cư trú, cấp Chứng minh nhân dân.”