Sổ tiết kiệm được đứng tên mấy người?

Nếu hai người góp tiền gửi tiết kiệm chung một sổ thì việc rút tiền sẽ thế nào.

Theo Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2011/TT-NHNN), chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm (sổ tiết kiệm), đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết kiệm (khoản 3, khoản 4 Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm). Do đó, trên sổ tiết kiệm có thể do một người đứng tên chủ sở hữu hoặc nhiều người cùng đứng tên đồng sở hữu.

Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm

Theo Điều 10 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm, thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp đồng chủ sở hữu tiền gửi phải phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

Việc rút tiền tiết kiệm trong trường hợp đồng sở hữu sẽ do ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm quy định cụ thể. Tuy vậy, theo quy định chung của pháp luật dân sự về đồng sở hữu cùng quy định chung của nhiều ngân hàng, trường hợp đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm thì việc rút tiền phải do các đồng sở hữu cùng thực hiện.

Trường hợp đồng sở hữu không thể có mặt để cùng thực hiện thủ tục rút tiền thì phải làm văn bản ủy quyền hợp pháp, hợp lệ cho đồng sở hữu còn lại hoặc người khác thực hiện thủ tục rút tiền.

Trường hợp cá biệt, nhiều người cùng góp tiền vào một tài khoản tiết kiệm và sổ tiết kiệm chỉ do một người đứng tên (nhiều người cùng góp tiền cho một người để người này làm thủ tục với ngân hàng và đứng tên trên sổ tiết kiệm) thì về mặt pháp lý, chỉ có người đứng tên trên sổ tiết kiệm được công nhận là chủ sở hữu của tiền gửi tiết kiệm và chỉ người đó (hoặc người khác do người này ủy quyền hợp pháp, hợp lệ) mới được quyền giao dịch với ngân hàng và thực hiện các thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm.

Việc phân chia tiền gửi, tiền lãi sẽ do người đó và những người góp tiền còn lại tự giải quyết theo các thỏa thuận giữa họ và ngân hàng không chịu trách nhiệm liên quan.

Việc cùng nhau góp tiền, gửi tiền tiết kiệm nhưng không cùng đứng tên đồng sở hữu sẽ rất rủi ro với những người không đứng tên trên sổ tiết kiệm và có tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp cao nên cần hạn chế hình thức này.
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc về lienhe@mylaw.vn
Các luật sư được đề xuất
Nguyễn Tiến Hùng
Nguyễn Tiến Hùng

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0986 773 773
Nguyễn Đắc Thực
Nguyễn Đắc Thực

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0972 805 588
Phạm Thị Nguyệt Tú
Phạm Thị Nguyệt Tú

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0976 085 206
Nguyễn Văn Đồng
Nguyễn Văn Đồng

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0988 546 877
Đặng Văn Cường
Đặng Văn Cường

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0977 999 896
Nguyễn Thiều Dương
Nguyễn Thiều Dương

13 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0912 666 699
Câu hỏi cùng chủ đề
Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản