Thủ tục hạ cốt nền, di rời đất khỏi đất ở nông thôn
Cả 05 thửa đất đều là đất ở nông thôn 100% và nằm sát bên nhau. Hiện tại, nền các thửa đất cao hơn so với mặt đường khoảng 0,5-1,5m buộc phải hạ cốt nền thấp xuống để phù hợp với công năng của đất ở nông thôn, phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phương cũng như góp phần gia tăng an toàn giao thông khi các phương tiện di chuyển ra/vào nhà không phải xuống/lên dốc, chống xói lở đất làm bẩn đường dân sinh. Việc này nếu làm riêng lẻ từng thửa thì bên này sạt lở sang bên kia và tác động tiêu cực lâu dài đến các thửa đất xung quanh nên buộc phải tiến hành đồng thời. Theo đó, tôi cần thực hiện gọn trong một lần với tổng khối lượng đất dôi dư cần di chuyển đi ước tính khoảng 500m3 (mỗi thửa diện tích khoảng 100m2 và chiều cao trung bình của 5 thửa cần rời đất đi là 1m).
Tôi đã liên hệ với các cơ quan liên quan thì nhận được câu trả lời rằng rời đất đi là liên quan đến tài nguyên sẽ bị xử phạt, nơi nhận đất không đúng quy định sẽ bị buộc khôi phục nguyên trạng. Chúng tôi tiến hành xin cấp phép xây dựng thì được trả lời rằng hiện tại đất ở nông thôn không cần xin cấp phép xây dựng. UBND xã Hưng Thịnh, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Trảng Bom, UBND huyện Trảng Bom đều trả lời không thuộc thẩm quyền mà yêu cầu chúng tôi liên hệ với Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai để được hướng dẫn. Các bên cứ đẩy trách nhiệm cho nhau giờ các thửa đất ở nông thôn này chúng tôi không biết phải làm thế nào để có thể tiến hành xây nhà.
Câu hỏi nhờ Luật Sư giải đáp giúp:
1. Việc hạ cốt nền 5 thửa đất nêu trên thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
2. Nếu tôi rời khoảng 500m3 đất khỏi 5 thửa đất ở nông thôn (khoảng 100m2/thửa) thì tôi vi phạm khoản mục nào của luật nào và bị cơ quan nào xử phạt với mức phạt ra sao?
3. Tôi cần làm gì, với cơ quan nào để được phép hạ cốt nền làm nhà trên đất ở?
4. Nơi nhận đất phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
5. Tôi không mua bán đất/ tài nguyên khi hạ cốt nền thì làm gì để chứng minh?