Trình tự, thủ tục cấp Chứng minh nhân dân được quy định như thế nào?

- Công dân xuất trình sổ hộ khẩu và đơn đề nghị cấp Chứng minh nhân dân cùng các giấy tờ liên quan khác; - Cơ quan Công an tiếp nhận đơn đề nghị cấp Chứng minh nhân dân đối chiếu thông tin kê khai với sổ hộ khẩu cùng các giấy tờ liên quan;- Công dân kê khai Tờ khai Chứng minh nhân dân và Chỉ bản; - Chụp ảnh: Ảnh chân dung làm Chứng minh nhân dân là ảnh màu, phông nền xanh hoặc trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh Chứng minh nhân dân; ảnh không qua chỉnh sửa photoshop, riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh Chứng minh nhân dân nhưng phải đảm bảo rõ mặt. - Cơ quan Công an thu nhận vân tay của công dân vào tờ khai, chỉ bản và Chứng minh nhân dân theo quy định; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, bị thương không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó trên Tờ khai Chứng minh nhân dân và Chỉ bản; nội dung thể hiện dấu vân tay ngón trỏ trái, ngón trỏ phải trên Chứng minh nhân dân đối với trường hợp bị cụt, khèo, dị tật, bị thương không lấy được vân tay thì đánh dấu gạch chéo (X) vào vị trí tương ứng của ngón đó.- Ghi mục dân tộc trên Chứng minh nhân dân: Ghi mục dân tộc theo giấy khai sinh và sổ hộ khẩu nếu tên mục dân tộc đó nằm trong danh mục đã được quy định theo Quyết định số 121/TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979 của Tổng cục Thống kê; trường hợp trường thông tin về dân tộc không nằm trong danh mục đã được quy định thì yêu cầu công dân điều chỉnh mục dân tộc trong giấy khai sinh và sổ hộ khẩu cho đúng với tên dân tộc đã được quy định sau đó mới tiến hành cấp Chứng minh nhân dân. Đối với trường hợp công dân có nguyện vọng ghi tên gọi khác của dân tộc mình (nhóm nhỏ đã được quy định) nằm trong 54 dân tộc Việt Nam theo Quyết định số 121/TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979 của Tổng cục Thống kê trên Chứng minh nhân dân thì ghi tên dân tộc chính thức trước, đóng mở ngoặc ghi tên nhóm nhỏ của dân tộc, như: Tày (Thổ), Sán Chay (Cao Lan), Dao (Mán)… Việc ghi mục dân tộc như vậy vừa đảm bảo đúng theo danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng của công dân có vướng mắc về thành phần dân tộc, đảm bảo việc giữ gìn tên thường gọi của cộng đồng dân tộc mình. Trường hợp một số dân tộc mà tên chính thức và tên nhóm nhỏ có tổng số ký tự dài hơn so với khoảng trống của mục dân tộc trên Chứng minh nhân dân thì chỉ ghi tên dân tộc chính thức trước, sau đó đóng mở ngoặc ghi tên nhóm nhỏ của dân tộc trên Tờ khai Chứng minh nhân dân còn trên Chứng minh nhân dân chỉ thể hiện tên nhóm chính dân tộc của công dân.- Ghi mục tôn giáo trên Chứng minh nhân dân: Đối với một số tôn giáo có nhiều chi phái khác nhau như tổ chức hội thánh, ban đại diện… nhưng về danh xưng vẫn thống nhất gọi theo tôn giáo đó. Trường hợp công dân khai theo tôn giáo thuộc một trong số các tổ chức hội thánh, ban đại diện… thuộc tổ chức tôn giáo đã được Ban tôn giáo Chính phủ công nhận thì việc ghi mục tôn giáo trên Chứng minh nhân dân không ghi theo lời khai của công dân mà thống nhất ghi theo tên tổ chức tôn giáo đã được quy định.- Đối với công dân bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân thực hiện các thủ tục theo quy định chung, ngoài ra phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định. Việc viết đơn đề nghị, kê khai Tờ khai Chứng minh nhân dân do người đại diện hợp pháp thực hiện và phải chịu trách nhiệm về các nội dung kê khai. Cơ quan cấp Chứng minh nhân dân cho những trường hợp này có trách nhiệm lập danh sách và lưu hồ sơ riêng để theo dõi, quản lý.- Công dân nộp lệ phí cấp Chứng minh nhân dân theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 5 Thông tư số 250/2016/TT-BCT ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Cơ quan Công an cấp giấy hẹn trả kết quả cho công dân; - Trả Chứng minh nhân dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả Chứng minh nhân dân là nơi làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân; trường hợp công dân có yêu cầu trả Chứng minh nhân dân tại địa điểm khác thì công dân đăng ký dịch vụ chuyển phát qua bưu điện và trả phí theo quy định.
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc về lienhe@mylaw.vn
Các luật sư được đề xuất
Nguyễn Văn Đồng
Nguyễn Văn Đồng

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0988 546 877
Đặng Văn Cường
Đặng Văn Cường

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0977 999 896
Nguyễn Thiều Dương
Nguyễn Thiều Dương

13 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0912 666 699
Phạm Thị Nguyệt Tú
Phạm Thị Nguyệt Tú

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0976 085 206
Nguyễn Đắc Thực
Nguyễn Đắc Thực

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0972 805 588
Nguyễn Tiến Hùng
Nguyễn Tiến Hùng

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0986 773 773
Câu hỏi cùng chủ đề
Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản