Cơ sở nào phải có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?
Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu số 1 , Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh anh thoàn thực phẩm
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh anh toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm như sau:
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật An toàn thực phẩm.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật An toàn thực phẩm, cụ thể:
Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Việc cập nhật thông tư mới của Cục an toàn thực phẩm - bộ Y tế sẽ giúp bạn đọc có thêm được hiểu biết và hỗ trợ các doanh nghiệp các thông tin để thi hành đúng theo quy định của pháp luật. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của Mylaw để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.