Bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê. Một doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm được gọi là nhà bảo hiểm, công ty bảo hiểm.
Các hình thức bảo hiểm cơ bản
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động. Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội: Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO tại Công ước Giơnevơ năm 1952
- Chăm sóc y tế;
- Trợ cấp ốm đau;
- Trợ cấp thất nghiệp;
- Trợ cấp tuổi già;
- Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
- Trợ cấp gia đình;
- Trợ cấp sinh sản;
- Trợ cấp tàn phế;
- Trợ cấp cho người bị mất người nuôi dưỡng.
Ở Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thực hiện 7 chế độ
- Bảo hiểm thất nghiệp;
- Trợ cấp ốm đau;
- Trợ cấp thai sản;
- Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
- Trợ cấp hưu trí;
- Trợ cấp tử tuất.
- Bảo hiểm y tế
Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Cơ chế hình thành
- Người sử dụng lao động đóng góp;
- Người lao động đóng góp một phần tiền lương của mình;thu từ các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
- Nhà nước đóng góp và hỗ trợ.
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Chi các khoản trợ cấp và chi phí cho người tham gia bảo hiểm xã hội trong các trường hợp:
- Gặp phải các biến cố đã quy định trong chế độ bảo hiểm xã hội;
- Người được bảo hiểm là thành viên của bảo hiểm xã hội;
- Đóng bảo hiểm xã hội đều đặn;
Chi khác: chi quản lý, nộp bảo hiểm y tế theo quy định, chi hoa hồng đại lý, v.v…
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm, và sử dụng quỹ để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau.
Đặc điểm của bảo hiểm y tế
- Vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn;
- Quá trình phân phối quỹ bảo hiểm y tế gắn chặt với chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với mục đích tạo lập và sử dụng quỹ.
Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm y tế
- Vì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng;
- Chỉ bảo hiểm cho những rủi ro không lường trước được, không bảo hiểm những rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra;
- Hoạt động dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít.
Đối tượng của bảo hiểm y tế
Đối tượng của bảo hiểm y tế là sức khỏe của người được bảo hiểm (rủi ro ốm đau, bệnh tật,...).
Hình thức của bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm y tế bắt buộc;
- Bảo hiểm y tế tự nguyện.
Phạm vi của bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội của mọi quốc gia trên thế giới do chính phủ tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của mọi tầng lớp trong xã hội để thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm;
- Người tham gia bảo hiểm y tế khi gặp rủi ro về sức khỏe được thanh toán chi phí khám chữa bệnh với nhiều mức khác nhau tại các cơ sở y tế;
- Một số loại bệnh mà người đến khám bệnh được ngân sách nhà nước đài thọ theo quy định; cơ quan bảo hiểm y tế không phải chi trả trong trường hợp này.
Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế
Cơ chế hình thành
- Ngân sách nhà nước cấp;
- Tài trợ của các tổ chức xã hội, từ thiện;
- Phí bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm, đối với người nghỉ hưu, mất sức: do bảo hiểm xã hội đóng góp;
- Phí bảo hiểm của tổ chức sử dụng người lao động.
Sử dụng quỹ bảo hiểm y tế
- Thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm theo định mức;
- Chi dự trữ, dự phòng;
- Chi cho đề phòng hạn chế tổn thất;
- Chi phí quản lý;
- Chi trợ giúp cho hoạt động nâng cấp các cơ sở y tế.
Bảo hiểm kinh doanh
Trên góc độ tài chính, bảo hiểm kinh doanh là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những tổn thất khi rủi ro xảy ra. Trên góc độ pháp lý, bảo hiểm kinh doanh thực chất là một bản cam kết mà một bên đồng ý bồi thường cho bên kia khi gặp rủi ro nếu bên kia đóng phí bảo hiểm. Do đó, bảo hiểm kinh doanh là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
Đặc điểm của bảo hiểm kinh doanh:
- Người tham gia bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm;
- Là một biện pháp hiệu quả nhất cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và an toàn với đời sống cộng đồng.
Nguyên tắc của bảo hiểm kinh doanh:
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm cũng như doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh.
- Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tuân theo luật pháp quy định cho doanh nghiệp nói chung, và cho doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng.
- Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít.
- Doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc an toàn tài chính.
Hình thức của bảo hiểm kinh doanh:
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm
- Bảo hiểm tài sản:
- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu;
- Bảo hiểm thân tàu, thuyền, ô tô,...;
- Bảo hiểm hỏa hoạn.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
- Bảo hiểm con người
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động:
- Bảo hiểm nhân thọ;
- Bảo hiểm phi nhân thọ.
Căn cứ vào tính chất hoạt động
- Bảo hiểm tự nguyện;
- Bảo hiểm bắt buộc.
Cơ chế, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm kinh doanh
Cơ chế hình thành
- Vốn kinh doanh;
- Doanh thu và thu nhập.
Phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm kinh doanh
- Ký quỹ;
- Quỹ dự trữ bắt buộc;
- Bồi thường tổn thất và trả tiền bảo hiểm;
- Dự phòng nghiệp vụ;
- Nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước;
- Chế độ phân phối lợi nhuận.
Như vậy là toàn bộ thông tin cơ bản liên quan đến bảo hiểm đã được chúng tôi tổng hợp trong bài viết này, hy vọng nội dung này sẽ mang lại nhiều hiểu biết và hữu ích cho bạn đọc.
Theo : wikipedia.org