Việc thành lập doanh nghiệp cũng như các thủ tục liên quan được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này Mylaw xin gửi đến các bạn các bước thực hiện, thủ tục để thành lập doanh nghiệp mới 2020
I. Căn cứ pháp lý:
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp số 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 108/2018/NĐ-CP của Chính phủ;
Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
II. Các bước thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Dự thảo điều lệ của doanh nghiệp;
- Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/các giấy tờ tương đương của người sáng lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Nếu doanh nghiệp có tổ chức góp vốn thì hồ sơ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng với các giấy tờ chứng thực cá nhân người quản lý phần vốn góp được đại diện theo ủy quyền.
- Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc những tài liệu tương đương khác của tổ chức.
- Văn bản ủy quyền cho đơn vị, cá nhân thực hiện thủ tục.
Thời hạn giải quyết: Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có Thông báo, trong đó, ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Kết quả: Sau khi hoàn thành thủ tục, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia
Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện ngay tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, phí công bố cũng sẽ được thu tại thời điểm này.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất năm 2020
Thông tin công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ được đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Khắc dấu, thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp
Theo quy định hiện hành doanh nghiệp được quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung của con dấu pháp nhân sẽ sử dụng.
Các thông tin bắt buộc phải thể hiện trên con dấu gồm tên và mã số doanh nghiệp.
Trước khi sử dụng doanh nghiệp phải gửi Thông báo mẫu dấu đến phòng đăng ký kinh doanh để thực hiện đăng tải trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp của quốc gia.
Hồ sơ thông báo mẫu con dấu gồm có:
- Thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp (Theo mẫu tại Phụ lục II-8 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT).
- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Phòng đăng ký kinh doanh để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Có thể thấy các quy trình đăng ký doanh nghiệp gồm nhiều bước phức tạp, phải có kiến thức pháp luật cần thiết để hoàn thiện các thủ tục theo quy định.