Người ta còn thắc mắc về "Phí công chứng giấy tờ tùy thân", "giá công chứng giấy tờ ở phường", và "giá công chứng giấy tờ ở văn phòng công chứng". Để trả lời cho những thắc mắc này, hãy cùng MYLAW khám phá bài viết dưới đây!
Phí công chứng
Công chứng phí là số tiền mà những người sử dụng dịch vụ công chứng phải trả theo quy định của pháp luật. Đây là khoản phí mà văn phòng công chứng thu khi thực hiện các thủ tục như công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc và cấp bản sao văn bản công chứng. Cụ thể, Điều 66 Luật công chứng 2014 quy định về các khoản phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu trữ di chúc và phí cấp bản sao văn bản công chứng.
Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ công chứng để công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc hoặc cấp bản sao văn bản công chứng, người yêu cầu phải trả phí công chứng tương ứng. Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng tuân theo các quy định của pháp luật. Trong trường hợp văn phòng công chứng là đơn vị thu phí, mức phí thu được quy định đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản pháp luật liên quan.
Mức thu phí công chứng theo pháp luật hiện hành
Nhiều người thắc mắc về giá công chứng giấy tờ ở phường với giá công chứng giấy tờ ở văn phòng công chứng. Tuy nhiên, có một điều cần làm rõ đo là ủy ban nhân dân phường không được ủy quyền công chứng hợp đồng, giao dịch. Để thực hiện việc công chứng, người yêu cầu phải tới Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng được thành lập theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân phường vẫn có thẩm quyền chứng thực.
Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật chỉ quy định về việc chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ tùy thân chứ không có thuật ngữ công chứng giấy tờ tùy thân. Vì vậy, không thể xác định phí công chứng giấy tờ tùy thân.
Mức phí công chứng được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng được quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí công chứng.
Phí, lệ phí, biểu phí công chứng mới nhất
Dưới đây là mức phí công chứng cho các loại hợp đồng và giao dịch, được tính theo giá trị tài sản hoặc giá trị của hợp đồng và giao dịch
- Công chứng hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất:
- Chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Phí công chứng được tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
- Công chứng hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền:
- Chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Phí công chứng được tính trên tổng giá trị của quyền sử dụng đất, nhà ở và công trình xây dựng trên đất.
- Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Phí công chứng được tính trên giá trị của tài sản.
- Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Phí công chứng được tính trên giá trị của di sản.
- Công chứng hợp đồng vay tiền: Phí công chứng được tính trên giá trị của khoản vay.
- Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản:
- Phí công chứng được tính trên giá trị của tài sản.
- Trong trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản hoặc cầm cố tài sản có ghi rõ giá trị của khoản vay, phí công chứng cũng được tính trên giá trị của khoản vay.
- Công chứng hợp đồng liên quan đến kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Phí công chứng được tính trên giá trị của tài sản hoặc giá trị của hợp đồng và giao dịch.
Dưới đây là bảng giá công chứng giấy tờ chi tiết:
STT | Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, gia dịch | Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 | Tài sản, hợp đồng, giao dịch có giá trị dưới 50 triệu đồng | 50 nghìn |
2 | Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng | 100 nghìn |
3 | Từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng | 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
4 | Từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng | 1 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản haowcj giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1 tỷ đồng |
5 | Từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng | 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 3 tỷ đồng |
6 | Từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng | 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5 tỷ đồng |
7 | Từ 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng |
8 | Trên 100 tỷ đồng | 32,3 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa không quá 70 triệu đồng/ trường hợp) |
Dưới đây là mức thu phí công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản
STT | Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (Tổng số tiền thuê) | Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 | Dưới 50 triệu đồng | 40 nghìn đồng |
2 | Từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng | 80 nghìn đồng |
3 | Từ trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng | 0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
4 | Từ trên 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng | 800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1 tỷ đồng |
5 | Từ trên 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng | 2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 3 tỷ đồng |
6 | Từ trên 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng | 3 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5 tỷ đồng |
7 | Từ trên 10 tỷ đồng | 5 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (nhưng mức thu tối đa không vượt quá 8 triệu đồng/ trường hợp) |
Mức thu phí cho công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được tính dựa trên giá trị của tài sản
- Đối với tài sản có giá trị dưới 5 triệu đồng, mức thu phí là 90 nghìn đồng.
- Đối với tài sản có giá trị từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng, mức thu phí công chứng là 270 nghìn đồng.
- Đối với tài sản có giá trị từ 20 tỷ đồng trở lên, mức thu phí là 450 nghìn đồng.
Đối với các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc tài sản có giá trị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, giá trị sử dụng đất và tài sản sẽ được xác định dựa trên thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, giao dịch. Trong trường hợp giá đất hoặc giá tài sản do các bên thỏa thuận thấp hơn mức giá quy định của cơ quan nhà nước, mức phí công chứng sẽ được tính như sau:
Giá trị quyền sử dụng đất hoặc giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất hoặc số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch x Giá đất hoặc giá tài sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Bài viết liên quan: Phân biệt sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực?
Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị hợp đồng, giao dịch
- Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp: 40 nghìn đồng/trường hợp.
- Công chứng hợp đồng bảo lãnh: 100 nghìn đồng/trường hợp.
- Công chứng hợp đồng ủy quyền: 50 nghìn đồng/trường hợp.
- Công chứng giấy tờ ủy quyền: 20 nghìn đồng.
- Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng giao dịch (tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng): 40 nghìn đồng/trường hợp.
- Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch: 25 nghìn đồng.
- Công chứng di chúc: 50 nghìn đồng.
- Công chứng văn bản từ chối nhận di sản: 20 nghìn đồng.
- Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác: 40 nghìn đồng/trường hợp.
Mức thu phí nhận, lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp.
Mức thu phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang cho bản dịch thứ nhất. Đối với các bản dịch thứ hai trở đi, mức thu là 5 nghìn đồng/trang cho trang thứ nhất và thứ hai. Từ trang thứ ba trở đi, mức thu là 3 nghìn đồng/trang, không vượt quá 200 nghìn đồng/bản.
Khi người yêu cầu công chứng thực hiện các hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu trữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng, họ sẽ phải trả lệ phí công chứng theo quy định của pháp luật hiện hành. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tận tình và nhanh chóng nhất có thể!