Người lao động bị người sử dụng lao động quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có quyền nghỉ việc không cần báo trước. Đúng hay sai?
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại điều 29 của Bộ luật Lao động năm 2019.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 97 của Bộ luật Lao động năm 2019.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 điều 138 của Bộ luật Lao động năm 2019.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 điều 16 của Bộ Lao động năm 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.