Phân biệt ngừng việc với tạm hoãn hợp đồng lao động

Giữa tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và ngừng việc có những điểm khác biệt cơ bản sau:
1. Trường hợp áp dụng
Căn cứ khoản 1 điều 30, khoản 4 điều 29, điều 99, điều 198, điều 207 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp áp dụng tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với ngừng việc có sự khác biệt như sau:

* Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động chỉ áp dụng với các trường hợp sau:
- Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
- Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
- Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
- Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
- Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

* Ngừng việc
Ngừng việc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm: Lỗi từ người lao động, lỗi của người sử dụng lao động, các nguyên nhân khách quan khác mà người lao động không thể làm việc được nên phải ngừng việc (như là, do thiên tai hỏa hoạn làm nhà máy hư hỏng không thể làm việc được, đình công...).

2. Tiền lương
Căn cứ khoản 2 điều 30, điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với ngừng việc có sự khác biệt như sau:

* Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

* Ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Nếu do lỗi của người lao động, người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc nhưng phải đảm bảo trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu; trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ

Căn cứ khoản 4, khoản 5 mục II Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và chương IV, chương V Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đối với người lao động bị ngừng việc và tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do dịch bệnh Covid-19 có sự khác biệt như sau:

* Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Nếu người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thỏa mãn yêu cầu tại Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TT sẽ được hỗ trợ:

- 1.855.000 đồng với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới một tháng (30 ngày).

- 3.710.000 đồng với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ một tháng (30 ngày) trở lên.

Ngoài khoản hỗ trợ nêu trên, nếu người lao động đang mang thai sẽ được hỗ trợ thêm một triệu đồng; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi thì được hỗ trợ thêm một triệu đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho một người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.

* Ngừng việc

Nếu người lao động ngừng việc thỏa mãn yêu cầu tại điều 17 Quyết định 23/2021/QĐ-TT sẽ được hỗ trợ một triệu đồng.

Ngoài khoản hỗ trợ nêu trên, nếu người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm một triệu đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm một triệu đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc về lienhe@mylaw.vn
Các luật sư được đề xuất
Nguyễn Thiều Dương
Nguyễn Thiều Dương

13 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0912 666 699
Nguyễn Đắc Thực
Nguyễn Đắc Thực

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0972 805 588
Phạm Thị Nguyệt Tú
Phạm Thị Nguyệt Tú

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0976 085 206
Nguyễn Văn Đồng
Nguyễn Văn Đồng

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0988 546 877
Đặng Văn Cường
Đặng Văn Cường

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0977 999 896
Nguyễn Tiến Hùng
Nguyễn Tiến Hùng

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0986 773 773
Câu hỏi cùng chủ đề
Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản