Xin xác nhận tình trạng hôn nhân ở quê hay nơi mới nhập hộ khẩu?
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Như vậy, bạn Quân cần cần nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
Theo thông tin cung cấp, bạn sinh ra tại Quảng Trị, tuy nhiên năm 18 tuổi đã chuyển vào TP HCM và nhập khẩu ở đây, cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đăng ký thường trú tại TP HCM. Do đó, bạn sẽ thực hiện việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi bạn đang thường trú, tức TP HCM.
Trình tự, thủ tục xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Bước 1: Bạn Quân trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác theo hình thức trực tiếp, tại UBND cấp xã có thẩm quyền hoặc trực tuyến theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính qua hệ thống bưu chính đến UBND cấp xã có thẩm quyền.
Giấy tờ phải xuất trình:
- Hộ chiếu hoặc CMND hoặc CCCD hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của bạn Quân.
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của bạn Quân để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn chuyển tiếp).
Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
Giấy tờ phải nộp:
- Tờ khai cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu.
- Trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ/chồng đã chết thì phải xuất trình (bản chính) hoặc nộp bản sao giấy tờ hợp lệ để chứng minh.
- Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài thì phải nộp bản sao Trích lục ghi chú ly hôn.
- Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.