Mendeleev là ai?
Mendeleev tên đầy đủ là Dmitri Ivanovich Mendeleev sinh 8 tháng 2 năm 1834 tại làng Verhnie Aremzyani — mất 2 tháng 2 năm 1907, Saint Petersburg, Nga. Ông là một nhà hoá học và nhà phát minh người Nga. Mendeleev được cho là con út trong số 14 anh chị em, Khi 13 tuổi, sau khi cha ông qua đời và nhà máy của mẹ bị phá huỷ bởi hoả hoạn, Mendeleev theo học trung học tại Tobolsk.
Năm 1850, khi ấy gia đình Mendeleev đã nghèo túng chuyển tới Saint Petersburg, nơi ông vào Viện Sư phạm Main năm 1850. Sau khi tốt nghiệp, bệnh lao khiến ông phải chuyển tới Bán đảo Krym ở bờ biển phía bắc của Hắc Hải năm 1855. Tại đây ông trở thành một giáo viên khoa học tại Trường trung học số 1 Simferopol. Ông trở lại Saint Petersburg với sức khoẻ đã phục hồi hoàn toàn năm 1857.
Dmitri Mendeleev năm 1897. Ảnh: Wikipedia
Khi tốt nghiệp, ông giảng dạy khoa học ở các thành phố của Nga như Simferopol và Odessa, nhưng trường học sau đó bị đóng cửa vì chiến tranh. Ông trở lại St. Peterbourg để hoàn thành bằng thạc sĩ về hóa học. Từ năm 1859 đến 1861, Mendeleev được cử ra nước ngoài nghiên cứu. Việc này đã định hình con đường sự nghiệp của ông như một nhà khoa học.
Mendeleev đã xây dựng định luật tuần hoàn, theo đó các nguyên tố có thể được sắp xếp theo trọng lượng nguyên tử và tổ chức thành nhóm có cùng thuộc tính hóa học, vật lý. Bên cạnh việc tạo ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, ông còn biết rằng một số nguyên tố khác tồn tại nhưng chưa được phát hiện.
Mendeleev công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đầu tiên năm 1869. Nhiều người khác từng nghiên cứu độc lập về tính tuần hoàn của các nguyên tố nhưng chưa hoàn thiện. Mặc dù có những người tiên phong trước đó, Mendeleev vẫn được xem là người công bố bảng tuần hoàn phổ biến đầu tiên.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì?
Tên ông gắn liền với bảng tuần hoàn hoá học và những tiên đoán về tính chất nhiều nguyên tố - thậm chí những nguyên tố mà con người chưa từng biết đến.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hay bảng tuần hoàn Mendeleev, hay ngắn gọn bảng tuần hoàn, là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng. Các nguyên tố được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.
Các hàng trong bảng gọi là các chu kỳ (lớp), trong khi các cột gọi là các nhóm (họ), một số có tên riêng như halogen hoặc khí hiếm. Bởi vì theo định nghĩa một bảng tuần hoàn thể hiện những xu hướng tuần hoàn, bất kỳ bảng dưới dạng nào cũng có thể dùng để suy ra mối quan hệ giữa các tính chất của nguyên tố và tiên đoán tính chất của những nguyên tố mới, chưa từng được khám phá hoặc chưa tổng hợp được. Do đó, một bảng tuần hoàn-dù ở dạng tiêu chuẩn hay các biến thể-cung cấp khuôn khổ hữu ích cho việc phân tích thuộc tính hóa học, và các bảng như vậy được sử dụng rộng rãi trong hóa học và các khoa học khác.
Như vậy chắc hẳn bạn đã biết ai là cha đẻ của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học không ai khác đó là Mendeleev phải không nào. Hy vọng kiến thức trên sẽ hỗ trợ cho bạn hiểu biết thêm về nguồn gốc các nguyên tố hóa học mà chúng ta được học trong sách vở ngày nay.