Nên đứng tên hộ bạn trong giấy đăng ký ôtô?

Trên thực tế, bạn chỉ đứng tên mua hộ người bạn chiếc xe trả góp, còn về mặt pháp lý bạn là người đứng ra xác lập giao dịch và có quyền sở hữu chiếc xe. Trong quá trình điều khiển phương tiện, nếu người bạn lái xe có những hành vi vi phạm, gây thiệt hại thì tùy từng lĩnh vực, bạn với vai trò người sở hữu sẽ có những trách nhiệm nhất định:

Lĩnh vực dân sự: Theo quy định tại khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì xe ôtô nằm trong danh mục "nguồn nguy hiểm cao độ". Về mặt giấy tờ, bạn đang là chủ sở hữu chiếc xe nên căn cứ khoản 2 Điều 601 của Bộ luật này, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ngoài ra, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi (trừ một số trường hợp được pháp luật quy định).

Lĩnh vực hành chính: Trong một số trường hợp bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính với lỗi của người chủ xe theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt như: lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn; tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe; không làm thủ tục khai báo với cơ quan đăng ký xe theo quy định trước khi cải tạo xe (đối với loại xe có quy định phải làm thủ tục khai báo theo điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ.

Lĩnh vực hình sự: Có thể xảy ra khả năng với vai trò chủ sở hữu. Bạn bị xem xét trách nhiệm hình sự đối với tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Chẳng hạn, bạn giao xe cho người mà biết rõ họ không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác, hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác.

Mức độ thiệt hại thuộc một trong các trường hợp gây chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Để hạn chế tối đa rủi ro, bạn nên đề nghị lập hợp đồng vay mượn giữa bạn và người mà bạn đứng tên vay giúp, các điều khoản của hợp đồng vay bạn có thể dựa trên nội dung các điều khoản trong hợp đồng mua bán xe (về số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả nợ, phạt chậm trả, phạt vi phạm hợp đồng...) để ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa bạn và người đó.

Ngoài ra cũng cần có những văn bản thỏa thuận, theo đó người bạn có trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu bồi thường, gánh chịu các thiệt hại, trách nhiệm bồi thường; hoặc người bạn đó phải thanh toán các khoản mà chủ sở hữu đã chi trả cho vai trò, trách nhiệm người đứng tên sở hữu phương tiện.
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc về lienhe@mylaw.vn
Các luật sư được đề xuất
Phạm Thị Nguyệt Tú
Phạm Thị Nguyệt Tú

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0976 085 206
Nguyễn Tiến Hùng
Nguyễn Tiến Hùng

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0986 773 773
Nguyễn Văn Đồng
Nguyễn Văn Đồng

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0988 546 877
Đặng Văn Cường
Đặng Văn Cường

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0977 999 896
Nguyễn Thiều Dương
Nguyễn Thiều Dương

13 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0912 666 699
Nguyễn Đắc Thực
Nguyễn Đắc Thực

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0972 805 588
Câu hỏi cùng chủ đề
Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản