Người lao động không còn phải trả phí mở tài khoản nhận lương

Bộ luật Lao động 2019 bắt buộc người sử dụng lao động phải trả các phí liên quan mở tài khoản và chuyển lương cho người làm công.

Khoản 2 điều 96, Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) bắt buộc người sử dụng lao động phải trả các phí liên quan đến mở tài khoản và chuyển lương.

Trong khi đó, Bộ luật Lao động 2012 quy định khi trả lương qua tài khoản, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về các loại phí liên quan việc mở và duy trì tài khoản (khoản 2 Điều 94).

Luật sư Kiều Anh Vũ cho biết, quy định này mang tính chất bảo vệ quyền lợi người lao động tuy nhiên lại làm phát sinh nghĩa vụ và trách nhiệm, chi phí của người sử dụng lao động. "Có thể nhà làm luật cho rằng các khoản phí này là rất nhỏ đối với người sử dụng lao động nên buộc họ phải chịu. Nếu công ty có nhiều người lao động thì nhiều khoản phí cũng sẽ thành khoản phí lớn".

Theo luật sư, quy định này chưa thật sự bình đẳng về quyền lợi cho người sử dụng lao động vì tài khoản nhận lương của người lao động là tài khoản cá nhân, do người lao động quản lý, sử dụng và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động vẫn có thể tiếp tục sử dụng tài khoản đó. "Do vậy, tài khoản do người lao động dùng nhưng buộc công ty phải trả phí mở tài khoản thì không hợp lý, bất bình đẳng", luật sư Vũ nêu quan điểm.

Với khoản phí mở tài khoản, luật nên quy định do các bên thỏa thuận hoặc không cần quy định mà sẽ áp dụng theo quy định của ngân hàng, của pháp luật về ngân hàng. Ai sử dụng thì trả phí cho ngân hàng.

Về phí chuyển lương, luật sư đồng tình để người sử dụng lao động phải trả vì người lao động phải được nhận đủ lương mà họ được hưởng. Nếu công ty chọn hình thức thanh toán chuyển khoản thì công ty phải chịu phí. Nếu công ty muốn giảm thiểu chi phí này có thể chọn hình thức trả lương bằng tiền mặt. Quy định về hình thức trả lương, nên tiếp tục có hướng dẫn cụ thể.

Người lao động được nhận bảng kê lương

Bộ luật Lao động mới yêu cầu mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương người lao động. Nội dung này nêu tại khoản 3, điều 95, trong đó yêu cầu ghi rõ: tiền lương; tiền lương làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)...

Theo luật sư Vũ, quy định về bảng kê trả lương cho người lao động là quy định phù hợp, bảo đảm quyền lợi cho người lao động và đảm bảo sự minh bạch trong chính sách tiền lương của người lao động. Người lao động được quyền biết mình được nhận những khoản tiền gì.

Quy định này cũng không gây khó khăn gì cho người sử dụng lao động, bộ phận nhân sự - kế toán. Vì thực tế, luật có quy định hay không thì người sử dụng lao động cũng phải "tính lương" cho người lao động, kể cả tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm,... Dù trước đây luật chưa quy định nhưng rất nhiều công ty vẫn gửi bảng lương cho người lao động nên quy định này thực chất chỉ là luật hóa thực tế mà thôi và sẽ dễ dàng được thực hiện.

Cũng liên quan vấn đề trả lương, Bộ luật Lao động 2019 bổ sung quy định trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể trả lương bằng ngoại tệ (khoản 2 Điều 95).
0 câu trả lời
Viết tiếng Việt có dấu, không spam, văn minh lịch sự

Đăng nhập để tham gia bình luận

Mời độc giả Tạo tài khoản để gửi bài, câu hỏi hoặc về lienhe@mylaw.vn
Các luật sư được đề xuất
Nguyễn Tiến Hùng
Nguyễn Tiến Hùng

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0986 773 773
Phạm Thị Nguyệt Tú
Phạm Thị Nguyệt Tú

10 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0976 085 206
Nguyễn Đắc Thực
Nguyễn Đắc Thực

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0972 805 588
Đặng Văn Cường
Đặng Văn Cường

11 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0977 999 896
Nguyễn Thiều Dương
Nguyễn Thiều Dương

13 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0912 666 699
Nguyễn Văn Đồng
Nguyễn Văn Đồng

12 năm kinh nghiệm

Hà Nội

0988 546 877
Câu hỏi cùng chủ đề
Câu hỏi mới nhất
Menu Luật sư Hỏi đáp Việc làm Tài khoản