1. Vi bằng là gì? Vi bằng nên hiểu thế nào cho đúng?
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm. Sau đó, Thừa phát phải gửi Sở Tư Pháp thì vi bằng mới hợp lệ
Ngoài thừa pháp, về mặt dân sự, thẩm phán hòa giải, các nhân viên công lực, chưởng kế, phụ tá công lý cũng có thể lập vi bằng.
Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
2. Những thủ tục lập vi bằng nên có
Muốn lập vi bằng chúng ta cần tuân thủ theo các trình tự và thủ tục. Trước hết việc lập vi bằng sẽ phải tuân thủ các bước như sau:
Bước 1: Cung cấp những nhu cầu của doanh nghiệp, cá nhân hay đơn vị về việc lập vi bằng cho người có thẩm quyền giải quyết là Thừa phát lại. để có thể đăng ký mua được nhà đất, khách hàng sẽ liên hệ với Thừa phát lại và trao đổi cụ thể các thông tin. Sau khi trao đổi, nếu đồng ý thì sẽ tiến hành điền vào mẫu của tờ phiếu lập vi bằng.
Bước 2: Thương lượng và lập vi bằng.
Khi đã thóa thuận và thương lượng tất cả các vấn đề, khách hàng yêu cầu cung cấp các thông tin trước khi lập vi bằng bao gồm: Địa điểm, thời gian, chi phí lập vi bằng… đồng thời nếu có yêu cầu tạm ứng chi phí lập vi bằng khách hàng cũng có thể thực hiện với văn phòng của Thừa phát lại.
Lập phiếu lập vi bằng sẽ được in thành 02 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
3. Thực hiện lập vi bằng.
Việc lập vi bằng được diễn ra như thương lượng, bên Thừa phát lại cũng có thể mời người làm chứng, chứng kiến việc lập vi bằng giữa hai bên để có thể đem lại sự chính xã và khách quan, trong trường hợp xảy ra rủi ro, sẽ có những chứng cứ chứng minh cho việc lập vi bằng.
Thừa phát lại thực hiện các công việc của mình trong việc lập vi bằng như: đo đạc, chụp ảnh, quay phim… thực hiện các hành động một cách trung thực, khách quan đúng với phạm vi đã quy định trong những trình tự thủ tục về việc lập vi bằng.
4. 17 trường hợp nên lập vi bằng
- Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà
- Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê
- Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm
- Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình
- Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật
- Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế
- Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông
- Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình
- Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu
- Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp
- Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra
- Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng
- Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại
- Xác nhận mức độ ô nhiễm
- Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện
- Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…