Đã mua nhưng không mang theo khi tham gia giao thông
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
Đã mua nhưng để mất bản cứng
Theo quy định trên, trong trường hợp người tham gia giao thông đã mua bảo hiểm xe máy và còn hiệu lực nhưng để mất bản cứng vẫn có thể bị xử phạt.
Thông thường, các công ty bảo hiểm đều có hệ thống ghi nhận và lưu trữ thông tin khách hàng với toàn bộ thông tin trên hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, nếu bị mất bảo hiểm xe máy, người dân hoàn toàn có thể yêu cầu công ty bảo hiểm cấp lại.
Để được cấp lại bảo hiểm xe máy, người dân cần đảm bảo những điều kiện sau:
- Thời điểm xin cấp lại vẫn nằm trong thời gian còn hiệu lực của giấy chứng nhận bảo hiểm/hợp đồng bảo hiểm đã mất.
Cung cấp đầy đủ các giấy tờ như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, giấy tờ xe, biên lai thanh toán phí bảo hiểm,...
Đã mua nhưng để quá hạn
Người dân khi mua bảo hiểm xe máy cần chú ý ngày hết hạn. Khi hết hạn thì bảo hiểm sẽ không còn hiệu lực nên dù chỉ 1 ngày cũng được coi là bảo hiểm không còn hiệu lực.
Hiện nay, trên thị trường đang rao bán nhiều loại bảo hiểm xe máy khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bảo hiểm xe máy bắt buộc phải mua, còn lại đều là các loại hình bảo hiểm tự nguyện.
Theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm được phép tự in Giấy chứng nhận bảo hiểm theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định.