1. Khái niệm nghị luận
Nghị luận là phương pháp hay dạng thức tồn tại của văn bản với nội dung chủ yếu là bàn về một đối tượng khác, đó có thể là một tác phẩm văn học, đời sống, xã hội, chính trị nhằm cung cấp tới người đọc những lý lẽ, dẫn chứng của bản thân có tính thuyết phục.
2. Khái niệm văn nghị luận
Văn nghị luận là một dạng mà trong bài viết, tác giả dùng chủ yếu các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra những luận điểm, điểm nhấn nhằm xác định chỉ ra cho người nghe, người đọc nhận ra những tư tường, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm.
3. Đặc điểm của văn nghị luận
- Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận cứ, luận điểm được lập luận có tính logic.
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Luận điểm thường được thể hiện bằng một phán đoán mang ý nghĩa khẳng định những tính chất, thuộc tính của vấn đề, những khía cạnh nội dung được triển khai để làm sáng tỏ luận đề.
- Các luận điểm được sắp xếp theo thứ tự, trình bày theo một hệ thống ý nghĩa, đầy đủ và được sử dụng các luận cứ, dẫn chứng có ý nghĩa để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong luận điểm.
- Mỗi bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát và luận điểm khai triển.
- Luận cứ là phần để đưa ra dẫn chứng và lí lẽ nhằm sáng tỏ luận điểm.
- Lập luận là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp so cho luận điểm đưa ra hợp lý, không thể bác bỏ.
4. Bố cục của bài văn nghị luận
Bố cục của một bài văn nghị luận gồm có:
- Mở bài : Đặt vấn đề
Giời thiệu vấn đề và tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.
- Thân bài : giải quyết các luận điểm
Triển khai các luận điểm, dẫn chứng các lý lẽ lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.
- Kết bài: kết thúc vấn đề
Khẳng định lại tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã được nêu và những ý tưởng mà người viết đề cập trong bài.
Tùy vào đối tượng, vấn đề cần thuyết phục và cách lập luận mà người viết có thể sắp xếp theo những dàn ý khác nhau. Việc sắp xếp có thể linh hoạt nhưng cũng cần phải tuân thủ một số quy tắc nhất định:
- Các ý lớn phải có độ dài ngang nhau và cùng làm sáng tỏ cho vấn đề chính, trọng tâm ttrong bài.
- Các ý nhỏ nằm trong ý lớn và làm sáng tỏ, chứng minh cho ý lớn, cần trình bày theo một thứ tự và tránh việc trùng lặp ý.
- Trong một bài văn, các ý không phải bao giờ cũng được trình bày ngang nhau, có ý cần nêu kỹ, có ý chỉ nói vừa đủ.
- Nội dung và cấu trúc của một bài nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: vấn đề nghị luận ( luận đề ), luận điểm, luận cứ và lập luận.
Toàn bộ những thông tin cần thiết liên quan đến dạng văn nghị luận đã được tổng hợp trong bài viết này. Hãy tham khảo và phân tích kỹ về bố cục bài văn để có thể đạt được điểm cao nhé.