1.Tính từ là gì
Tính từ là một thành phần của câu được dùng để miêu tả các đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, con người, trạng thái.
Tính từ trong tiếng Việt là những từ có khả năng gợi hình gợi cảm tốt nhất. Bên cạnh đó, tính từ còn có khả năng biểu đạt ở nhiều mức độ khác nhau. Chỉ cần thay đổi thì sắc thái biểu đạt của từ cũng đã khác đi rất nhiều.
Trong câu tiếng Việt, tính từ thường đứng ở sau danh từ và động từ dùng để bổ trợ nghĩa và tạo nên sắc thái cho câu.
2.Phân loại tính từ
Trong tiếng Việt, tính từ được phân thành 5 loại chính:
- Tính từ tự thân
- Tính từ không tự thân
- Tính từ chỉ đặc điểm
- Tính từ chỉ tính chất
- Tính từ chỉ trạng thái
2.1. Tính từ tự thân
Tính từ tự thân là những tính từ có chức năng biểu thị phẩm chất, màu sắc, mức độ,hình dáng, kích thước, hương vị,…của sự vật hay hiện tượng.
Ví dụ
Ta có thể phân những tính từ trong loại này thành những tiểu loại nhỏ hơn:
– Tính từ về phẩm chất: gan dạ, dũng cảm, tốt bụng…
– Tính từ về kích thước: dài, ngắn, hẹp, rộng,…
– Tính từ về hình dáng: vuông, tròn, méo, cong…
– Tính từ về màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng…
– Tính từ về hương vị: chua,cay,mặn, ngọt…
– Tính từ về mức độ: xa, gần, chậm, nhanh…
– Tính từ về âm thanh: im lặng, vang, ồn ào,…
2.2. Tính từ không tự thân
Tính từ không tự thân là những từ không phải tính từ mà thuộc các từ loại khác như động từ, danh từ được chuyển loại và sử dụng như tính từ.
Những tính từ không tự thân sẽ được tạo ra bằng cách chuyển loại của các từ thuộc các nhóm từ loại khác nên ý nghĩa của tính từ này sẽ chỉ được xác định khi đặt chúng vào mối quan hệ với những từ khác trong cụm từ hoặc là trong câu.
Nếu ta tách chúng ra khỏi mối quan hệ đó thì chúng sẽ không được coi là tính từ hoặc sẽ có ý nghĩa khác.
VD: rất Hồ Xuân Hương (nhằm chỉ đến cá tính, phong cách và ngôn ngữ đặc trưng của tác giả)
Khi danh từ và động từ được sử dụng như tính từ thì nó sẽ mang ý nghĩa khái quát hơn so với nghĩa chúng thường được sử dụng.
Ví dụ:
– Ăn cướp là việc dùng sức mạnh của bản thân lấy đi tài sản của người khác
– Hành động ăn cướp là những hành động mang tính chất, ý nghĩa giống ăn cướp chứ lại không phải cướp thật.
2.3. Tính từ chỉ đặc điểm
Tính từ chỉ đặc điểm thường được dùng để biểu thị đặc điểm vốn có của một sự vật, hiện tượng như đồ vật, con vật, cây cối, con người hay bất kỳ sự vật nào có thể dùng để so sánh chất lượng.
Ví dụ: cao, thấp, chăm chỉ, lười biếng.
2.4. Tính từ chỉ tính chất
Tính từ chỉ tính chất từ dùng để chỉ những đặc điểm cơ bản của một sự vật, hiện tượng. Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả hiện tượng xã hội, đời sống,…) nhưng tập trung vào những đặc điểm bên trong.
Do đó, các thuộc tính chỉ được nhận biết thông qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích và tổng hợp.
Ví dụ: sâu sắc, hiệu quả, tốt, xấu,…
2.5. Tính từ chỉ trạng thái
Trạng thái là tình trạng của một sự vật hay người tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó. Tính từ trạng thái là chỉ tồn tại của sự vật, hiện tượng trong một khoảng thời gian thực tế khách quan.
Ví dụ: dữ dội, lặng im, lặng lẽ,....
Hy vọng những thông tin về tính từ và các loại tính từ được đề cập trong bài viết này có thể giúp bạn đọc cập nhật được thông tin và mở rộng vốn kiến thức cho kho tàng kiến thức tiếng Việt của mình. Theo dõi Mylaw.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.