Đơn phương ly hôn là gì?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (khoản 14, Điều 3, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Ly hôn đơn phương được hiểu là việc vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà không có sự đồng thuận của người còn lại. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đơn phương ly hôn phải đáp ứng một số điều kiện nhất định thì việc yêu cầu ly hôn mới được chấp thuận.
Những trường hợp nào được ly hôn đơn phương?
Nếu như ly hôn thuận tình xuất phát từ ý chí từ cả vợ và chồng thì ly hôn đơn phương lại chỉ xuất phát từ ý chí của một bên. Chính vì vậy, việc ly hôn đơn phương có được chấp thuận hay không còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của bên yêu cầu ly hôn đơn phương.
Theo Điều 56, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, những trường hợp sau được Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương:
Trường hợp 1: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trường hợp 2: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Trường hợp 3: Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Như vậy, nếu muốn ly hôn đơn phương bạn cần phải xem mình có thuộc các trường hợp được liệt kê tại quy định trên không. Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương. Việc có được ly hôn đơn phương hay không còn phụ thuộc vào phán quyết của Tòa án sau khi tiếp nhận yêu cầu của bạn.
3 trường hợp được tòa giải quyết cho ly hôn đơn phương
Mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất
Đơn ly hôn đơn phương là văn bản pháp lý gửi đến Tòa án cấp có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương. Đơn ly hôn đơn phương cần được viết theo đúng mẫu đơn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP).
Link tải mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất
Hướng dẫn viết mẫu ly hôn đơn phương ai cũng có thể tự viết được
Việc viết đơn ly hôn đơn phương cần đúng theo mẫu chuẩn và đảm bảo đầy đủ các nội dung.
1. Tại phần “Kính gửi”, bạn cần ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Thông thường sẽ ghi tên Tòa án nhân dân cấp Quận (huyện) nơi cư trú hoặc nơi mà đăng ký hộ khẩu thường trú của vợ (chồng) bạn. Nếu đó là TAND cấp huyện thì cần ghi rõ thuộc tỉnh, thành phố nào. Ví dụ: Tòa án nhân dân Quận Cầu Giấy thuộc Thành phố Hà Nội.
2. Tại phần “Người khởi kiện”, bạn cần ghi đầy đủ các thông tin như họ và tên, số CMND/CCCD, địa chỉ, số điện thoại, fax hoặc email nếu có.
3. Tại phần “Người bị kiện”, tương tự như phần “Người khởi kiện”, bạn cũng điền đầy đủ, chính xác thông tin của vợ (chồng) bao gồm: Họ và tên, số CMND/CCCD, địa chỉ nơi cư trú.
Sau khi điền các thông tin cơ bản về thông tin cá nhân của mình và đối phương, tại phần “Yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề”, bạn cần nêu được 03 vấn đề: Quan hệ tình cảm, nuôi con và trợ cấp nuôi con, Tài sản và nợ chung.
- Về quan hệ tình cảm: Bạn cần ghi thời gian kết hôn và chung sống của hai vợ chồng, nơi sinh sống chung, tình trạng sinh sống hiện tại (có sống chung hay không). Sau đó, bạn cần nêu các lý do liên quan đến hoàn cảnh, tình cảm vợ chồng và các lý do khiến bạn muốn ly hôn đơn phương (lưu ý đối chiếu với các điều kiện được ly hôn đơn phương theo quy định tại Điều 56, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014)
- Về nuôi con và trợ cấp nuôi con: Ghi rõ có mấy con, thông tin cá nhân của con và mong muốn của mình về vấn đề nuôi dưỡng và trợ cấp.
- Về tài sản và nợ chung: Liệt kê tất cả các tài sản và nợ chung của hai vợ chồng và ghi rõ việc giải quyết tài sản và nợ chung sẽ do vợ, chồng tự thỏa thuận hay mong muốn Tòa án giải quyết.
Xem thêm: 1000 câu hỏi pháp luật về hôn nhân gia đình
Giấy tờ cần thiết để ly hôn đơn phương gồm
Để được giải quyết ly hôn đơn phương, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu)
- Bản chính Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu và Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng
- Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có)
- Các Giấy tờ chứng minh tài sản và nợ chung (nếu có)
- Căn cứ chứng minh vi phạm hôn nhân (Theo Điều 56, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)
Quy trình thủ tục ly hôn đơn phương bao gồm
Quy trình thủ tục ly hôn đơn phương cập nhật mới nhất năm 2023 gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ ly hôn đơn phương đến TAND cấp Quận (Huyện) có thẩm quyền giải quyết. Thông thường sẽ là nơi TAND cấp Quận (Huyện) nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi đăng ký thường trú của bị đơn.
- Bước 2: Tòa án xem xét thụ lý và giải quyết. Khi nhận được hồ sơ đề nghị ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ xem xét có thụ lý hay không. Sau khi quyết định thụ lý, Tóa án sẽ tiến hành thủ tục hòa giải. Nếu hòa giải thành công, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành công và công nhận sự thỏa thuận của hai bên. Ngược lại, nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ việc ra xét xử. Khi đó, Tòa án sẽ triệu tập các bên liên quan và tiến hành phiên tòa xét xử.
- Bước 3: Ra bản án ly hôn. Sau khi xem xét thấy vụ việc đủ điều kiện để ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ ra bản án ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.
Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương thế nào?
Thời gian giải quyết đơn phương ly hôn là bao lâu?
Xét theo quy trình thủ tục ly hôn đơn phương, thì thời gian giải quyết đơn phương ly hôn được chia như sau:
- Thời gian nhận và xử lý đơn xin ly hôn đơn phương: Kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương, Chánh án TAND sẽ có thời hạn 03 ngày làm việc để phân công Thẩm phán xem xét đơn. Tiếp theo, kể từ ngày nhận được phân công, Thẩm phán sẽ có 05 ngày để xem xét đơn yêu cầu và ra quyết định có thụ lý vụ án hay không hoặc yêu cầu nguyên đơn chỉnh sửa, bổ sung. Như vậy, kể từ ngày nộp hồ sơ ly hôn đơn phương, bạn cần đợi tối đa 08 ngày để nhận thông báo có thụ lý vụ án hay không từ Tòa án.
- Thời gian xét xử: Sau khi có quyết định thụ lý vụ án, TAND sẽ tiến hành chuẩn bị và xét xử. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Tuy nhiên, đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
Như vậy, theo các quy định hiện hành thì thời gian giải quyết đơn phương ly hôn hiện nay có thể từ 4-6 tháng tùy vào độ phức tạp của vụ việc.
Chi phí ly hôn đơn phương?
Chi phí ly hôn đơn phương bao gồm những chi phí phải trả cho việc giải quyết ly hôn đơn phương. Theo khoản 4, Điều 147, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, dù Tòa án có chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu ly hôn thì bạn vẫn phải chi trả án phí sơ thẩm. Tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì mức án phí ly hôn hiện nay là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản.
Nếu có tranh chấp về tài sản trong quá trình giải quyết ly hôn đơn phương thì sẽ phát sinh án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản được chia. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án tranh chấp tài sản có giá ngạch như sau:
- Từ 6.000.000 đồng trở xuống là 300.000 đồng
- Từ trên 6.000.000 đồng – 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp
- Từ trên 400.000.000 đồng – 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
- Từ trên 800.000.000 đồng – 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng.
- Từ trên 2.000.000.000 đồng – 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng.
- Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Như vậy, nếu như việc ly hôn đơn phương không phát sinh tranh chấp tài sản chung thì bạn chỉ cần đóng mức phí là 300.000 đồng. Trong trường hợp có phát sinh tranh chấp tài sản thì mức án phí sẽ phụ thuộc vào giá trị phần tài sản tranh chấp. Chi phí nói trên chưa bao gồm chi phí thuê luật sư tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương.
Có nên thuê dịch vụ ly hôn đơn phương không?
Khi có mong muốn ly hôn đơn phương, bạn hoàn toàn có thể tự mình làm hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ lên Tòa án để yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, để được giải quyết thì bạn phải thuộc các trường hợp luật định tại Điều 56, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Ngoài ra, để việc giải quyết diễn ra thuận lợi, nhanh chóng thì hồ sơ của bạn phải đầy đủ, tuân theo quy định của pháp luật. Vì vậy, bạn nên thuê dịch vụ ly hôn đơn phương. Dịch vụ ly hôn đơn phương sẽ giúp bạn kết nối với luật sư có kinh nghiệm. Luật sư sẽ tư vấn cho bạn các thủ tục và quy trình ly hôn đơn phương, tư vấn hướng giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho bạn trong quá trình xét xử. Bên cạnh đó, bạn cũng được hỗ trợ làm hồ sơ ly hôn đơn phương chi tiết, đúng theo quy định để có thể được xem xét giải quyết sớm.
Xem thêm: Luật sư giỏi tư vấn giải quyết ly hôn
Ưu điểm của dịch vụ ly hôn đơn phương
Việc sử dụng dịch vụ ly hôn đơn phương sẽ giúp bạn được nghe phân tích chi tiết vấn đề từ những luật sư có kinh nghiệm được luật sư tư vấn về quyền lợi của bạn trong quá trình giải quyết ly hôn đơn phương. Trong quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương, bạn sẽ được luật sư hỗ trợ, tư vấn những minh chứng cần có để chứng minh hoàn cảnh, điều kiện phù hợp để ly hôn đơn phương. Ngoài ra, nếu có tranh chấp, các luật sư cũng sẽ tư vấn quy trình, thủ tục giải quyết cũng như định hướng vấn đề để tránh trường hợp bạn bị thiệt sau ly hôn. Đặc biệt là đối với trường hợp vợ, chồng không thể thỏa thuận việc phân chia tài sản, nợ chung hay quyền nuôi dưỡng, trợ cấp cho con cái thì bạn nên tìm đến dịch vụ ly hôn đơn phương để được nghe tư vấn.
Nhược điểm của dịch vụ ly hôn đơn phương
Bên cạnh những lợi ích của việc sử dụng dịch vụ ly hôn đơn phương thì việc sử dụng dịch vụ này sẽ khiến bạn phải trả thêm một mức phí nhất định. Mức phí có thể cao hoặc thấp phụ thuộc vào sự thỏa thuận cũng như độ phức tạp của vấn đề mà bạn cần tư vấn. Đối với việc ly hôn đơn phương có phát sinh tranh chấp tài sản hay quyền nuôi dưỡng con cái thì bạn có thể phải trả một mức phí cao để luật sư hỗ trợ bạn trong quá trình giải quyết. Ngoài ra, việc ly hôn vốn là việc không ai mong muốn và ít muốn tiết lộ vấn đề này. Nhưng khi sử dụng dịch vụ ly hôn đơn phương thì để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn sẽ phải nói rõ các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình để luật sư hiểu và đưa ra những tư vấn phù hợp. Chính vì vậy sẽ rất khó nếu bạn muốn bảo mật thông tin liên quan đến việc ly hôn đơn phương.
Tìm luật sư tư vấn thủ tục đơn phương ly hôn ở đâu?
Hiện nay, Mylaw đã có mạng lưới hơn 1000 luật sư tư vấn tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc để có thể hỗ trợ bạn kết nối với luật sư dù bạn ở bất kỳ đâu. Với phương châm đặt uy tín lên hàng đầu, Mylaw cam kết cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương chuyên nghiệp, tận tâm để giúp khách hàng hoàn tất thủ tục ly hôn đơn phương nhanh chóng. Các luật sư tại Mylaw.vn với kinh nghiệm lâu năm sẽ hỗ trợ khách hàng mọi thủ tục trong quá trình giải quyết ly hôn đơn phương với chi phí tùy thuộc vào vụ việc, miễn phí hướng dẫn làm các giấy tờ cần thiết.
Ly hôn đơn phương cần đáp ứng những điều kiện nhất định và cần chuẩn bị hồ sơ thật tốt để quá trình giải quyết diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Khi có mong muốn ly hôn đơn phương, bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn đơn phương để được hỗ trợ, tư vấn trong quá trình chuẩn bị và giải quyết ly hôn đơn phương. Mylaw.vn cung cấp dịch vụ tư vấn ly hôn trên toàn quốc, hãy liên hệ Mylaw.vn khi bạn cần đến sự tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương.