1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 78/2014/TT-BTC;
– Thông tư 173/2016/TT-BTC;
2. Giải quyết vấn đề:
Các khoản chi mà doanh nghiệp được khi xác định thu nhập chịu thuế phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:
Xem thêm: Bài tập tình huống Luật tố tụng dân sự đề số 18
– Là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Lần khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt;
Khoản chi của bên bạn trong trường hợp này là 300 triệu lớn hơn 20 triệu thì khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể trong trường hợp của bên bạn là chuyển khoản qua ngân hàng. Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC quy định: Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).
Như vậy, ủy nhiệm chi không phải hình thức thanh toán duy nhất được nghi nhật là chứng từ thành toán qua ngân hàng hợp pháp. Nếu kế toán của bên bạn thực hiện việc chuyển khoản cá nhân từ tài khoản cá nhân mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản của bên khách hàng thì vẫn được ghi nhận là chứng từ thanh toán hợp pháp. Các trường hợp còn lại đều không được nghi nhận để trừ chi phí cho doanh nghiệp.