Câu cầu khiến là gì?
Trong định nghĩa Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 đưa ra giải đáp về câu cầu khiến là gì như sau: “Câu cầu khiến là các câu sử dụng các từ ngữ cầu khiến như các từ hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,….
Câu cầu khiến là loại câu được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày khi ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị ai đó làm việc cụ thể. Và thông thường câu cầu khiến sẽ ngắn gọn và có sử dụng ngữ điệu trong câu, khi muốn nhấn mạnh thì câu thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Đặc điểm của câu khiến?
Câu khiến rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày đó là những câu mệnh lệnh, đề nghị, khuya bảo ai đó, cái gì? Vì thế chúng ta rất dễ nhận thấy câu cầu khiến kiểu như:
- Đi không?
- Không nói nữa.
- Đi thôi.
- Làm đi.
- Thôi ngủ đi!
Hay kiểu câu khuyên ai đó như
- Thôi đừng khóc nữa!
- Hãy giữ sức khỏe.
Một số bài tập trong về câu khiến bạn nên tham khảo
Cho câu kể sau:
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong những cách sau:
- Thêm hãy, đừng , chớ, nên, phải,... vào trước một động từ.
- Thêm đi, thôi, nào,... vào cuối câu
- Thêm đề nghị, xin, mong,... vào đầu câu
- Thay đổi giọng điệu
Gợi ý:
Con dựa vào hướng dẫn phía trên để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Chuyển câu kể thành câu khiến:
Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương nào!
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương thôi!
- Hỡi nhà vua! Hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau
a. Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.
b. Em gọi điện cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.
c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.
Gợi ý:
Con đọc kĩ từng tình huống rồi đặt câu sao cho phù hợp.
Trả lời:
a) Đặt câu khiến để mượn bút của bạn:
- Bạn Hải ơi, bút của mình bị hỏng rồi, bạn làm ơn cho mình mượn chiếc bút của bạn đi!
b) Nói với bố của bạn để xin gặp bạn:
- Thưa bác! Con là Thư, xin bác chuyển máy cho bạn Minh giúp con. Con xin cảm ơn.
c) Nhờ một người chỉ đường:
- Chú ơi, Chú làm ơn chỉ giúp con nhà của bạn Tâm!
Đặt câu khiến theo các yêu cầu sau
a. Câu khiến có hãy ở trước động từ
b. Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ
c. Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ
Gợi ý:
Con đọc kĩ các yêu cầu rồi thực hiện.
Trả lời:
a) Câu khiến có hãy trước động từ.
- Bây giờ bạn hãy làm bài tập toán rồi hẵng đi đá bóng!
b) Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ:
- Để cổ vũ cho bạn Nam, chúng ta hãy vỗ tay to lên nào!
c) Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.
- Xin các bạn hãy giữ trật tự để bạn lớp trưởng phổ biến kế hoạch lao động!
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn hiểu thế nào là câu khiến (câu cầu khiến), đặc điểm nhận dạng câu khiến và một số lý dụ về loại câu rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.